Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BÀI 9: VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ-LI
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đ=trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
+ Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Câu 2: Vương triều Đê-li có vị trí như thế nào đối với Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Về lĩnh vực chính trị, vương triều Đê-li có những chính sách cai trị như thế nào?
Trả lời:
- Về lĩnh vực chính trị, vương triều Đê-li có những chính sách cai trị:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản.
+ Các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hy vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
Câu 2: Ngành kinh tế nào vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế của Ấn Độ thời Đê-li? Nêu tình hình kinh tế của vương triều Hồi giáo Đê-li.
Trả lời:
- Ngành kinh tế vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế của Ấn Độ thời Đê-li: ngành nông nghiệp.
- Tình hình kinh tế của vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Nông nghiệp trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
Câu 3: Đặc điểm của các công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng ở Ấn Độ là gì?
Trả lời:
Nhiều công trình kiến trúc theo kiểu Hồi giáo được xây dựng, với đặc trưng rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ.
Câu 4: Nguyên nhân nào đã khiến vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ?
Trả lời:
Nguyên nhân đã khiến vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ là:
- Phân hóa xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp và bị phân biết đối xử
- Vào đầu thế kỉ XVI, vương triều sụp đổ trước sự tấn công của một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á.
Câu 5: Cuối thời Đê-li, xuất hiện nhà văn hóa nhà thơ lớn nào của dân tộc Ấn Độ? Nêu nội dung chủ yếu trong các sáng tác của nhà thơ Kabir.
Trả lời:
- Cuối thời Đê-li, xuất hiện nhà văn hóa nhà thơ lớn của dân tộc Ấn Độ: Ka-bi (Kabir)
- Những tác phẩm của Kabir được viết bằng ngôn ngữ Hin-đi (Hindi) ngợi ca lòng trung thực, sống lương thiện và tinh thần khoan dung.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Hoàn thành bảng thể hiện chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li?
Lĩnh vực | Chính sách cai trị |
Chính trị | |
Kinh tế | |
Xã hội | |
Văn hóa | |
Kiến trúc |
Trả lời:
Lĩnh vực | Chính sách cai trị |
Chính trị | + Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. + Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản. + Các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. + Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hy vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. |
Kinh tế | + Nông nghiệp trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. + Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập. |
Xã hội | + Mặc dầu các ông vua thời Vương triều Hồi giáo Đê-li đã thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên và phát triển đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân. + Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. |
Văn hóa | Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. |
Kiến trúc | Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. |
Câu 2: Điểm giống nhau giữa vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
Trả lời:
Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca bằng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta. Vương triều Gúp-ta là vương triều phong kiến bản địa cuối cùng của miền Bắc Ấn Độ.
- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ tiếp tục rơi vào trình trạng chia cắt, phân liệt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô
=> Điểm giống nhau giữa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Điểm giống nhau giữa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
Trả lời:
- Điểm giống nhau giữa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
Câu 2: Trình bày sự giống nhau vủa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li
Trả lời:
- Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca bằng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta. Vương triều Gúp-ta là vương triều phong kiến bản địa cuối cùng của miền Bắc Ấn Độ.
- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ tiếp tục rơi vào trình trạng chia cắt, phân liệt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô
=> Điểm giống nhau giữa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 9: Vương triều hồi giáo Đê- Li (1 tiết)