Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Vương triều Gúp-ta. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 8: VƯƠNG TRIỀU GÚP-TA

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đến thế kỉ bao nhiêu Ấn Độ mới thống nhất trở thành một quốc gia rộng lớn? Hãy cho biết vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ.

Trả lời:

- Đến thế kỉ IV dưới vương triều Gúp-ta Ấn Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn.

- Vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ: 

+ Sông Ấn và sông Hằng có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Ấn. 

+ Hai bờ của sông Ấn, khoảng 2.500 năm TCN xuất hiện thành thị của người Ấn. Khoảng 1500 năm TCN một số thành thị hình thành trên lưu vực sông Hằng. Những thành thị – tiểu Vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa. 

+ Thế kỉ VI TCN đạo Phật ra đời. Cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca đưa Ma-ga-đa trở nên một đất nước hùng mạnh. 

Câu 2: Em hãy cho biết sự đa dạng của điều kiện tự nhiên tác động đến lịch sử của Ấn Độ thời phong kiến?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ:

- Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành. 

- Phía Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng.

- Phía Tây và phía Đông là những đồng bằng châu thổ mà mỡ, trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp của sông Ấn và sông Hằng.

- Khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều).

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ dưới thời kì Gúp-ta đã đưa ra giả thuyết Trái Đất có dạng gì?

Trả lời:

Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên Mặt Trăng, từ đó họ đưa ra giả thuyết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó.

Câu 2: Về kiến trúc và điêu khắc, vương triều Gúp-ta đã có những thành tựu tiêu biểu nào?

Trả lời:

- Về kiến trúc và điêu khắc, thời kì này đã tạo lên một phong cách nghệ thuật điển hình mang tên vương triều sản sinh ra nó: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

- Những công trình xây dựng từ thời cổ đại như chùa hang (Ajanta), bảo tháp San-chi (Sanchi) được hoàn thiện vào thời kì này.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên nào tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển: Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như tiểu lục địa. Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ; ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán.

Câu 4: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta?

Trả lời:

- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta: 

+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ. 

+ Đến đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. 

 

Câu 5: Xã hội Ấn Độ thời phong kiến phân hóa như thế nào?

Trả lời:

- Xã hội chia thành 4 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.

+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.

+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.

- Ngoài ra, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Việc Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa (Nalanda) dạy tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Việc trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa (Nalanda) dạy tri thức về Hin-đu giáo đã cho thấy dưới thời Gúp-ta:

+ Hin-đu giáo rất được coi trọng trong xã hội, được giai cấp thống trị ủng hộ và bảo vệ. Hin-đu giáo trở thành tôn giáo chính ở Ấn Độ.

+ Phật giáo mặc dù vẫn được coi trọng nhưng đã dần suy sụp vị thế của mình so với thời kì trước đó.

Câu 2: Thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ thời Gúp-ta có ảnh hưởng đến ngày nay?

Trả lời:

- Thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời Gúp-ta có ảnh hưởng đến ngày nay đó là thiên văn học, y học và văn học:

+ Thiên văn học: thời kì Gúp-ta, người Ấn Độ đã đưa ra được giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục, làm cơ sở để chúng ta nghiên cứu và chứng minh tính đúng đắn về hình dạng của Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất.

+ Y học: các thầy thuốc biết phẫu thuật và khử trùng vết thương; biết chế tạo ra vắc-xin, => những thành tựu đó chính là cơ sở cho nền y học hiện nay.

+ Văn học: vở kịch Sơ-cun-tơ-la của nhà văn Ka-li-đa-sa vẫn được trình diễn và làm say đắm lòng người.

Câu 3: Em có nhận xét gì về xã hội thời Gúp-ta?

Trả lời:

Xã hội thời Gúp-ta:

- Người dân Ấn Độ họ sống rất tự do, họ được làm mọi thứ mà không bị lệ thuộc vào ai.

- Tất cả mọi người làm việc đều được trả công, nhà vua không sử dụng những hình phạt thể xác để trừng phạt. người dân sống rất ôn hòa.

- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại chế độ phân biệt đẳng cấp, những người đuộc gọi là chan-đa-la-xơ, là những người tần lớp thấp, họ phải làm những công việc ô uế và họ phải sống tách biệt với mọi người.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Theo em nét đặc sắc nổi bật nhất của Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta là gì?

Trả lời:

- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319-476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

+ Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng đạo Phật người ta làm nhiêù chùa hang. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá , trên đá.

+ Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển.

+ Chữ viết chủ yếu là Phạn.

Câu 2: Sự thịnh đạt của Ấn Độ dưới triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Sự thịnh đạt dưới thời Gúp-ta:

+ Dưới thời Vương triều Gúp-ta lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ. 

+ Thời Gúp-ta, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc: Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bản trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á. 

+ Dưới Vương triều Gúp-ta đạo Phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá),... 

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. 

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Bra-mi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ San-krit (chữ Phạn). Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,... 

+ Văn học: Văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học Hin-đu – mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay