Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 13: Vương quốc Lào

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Vương quốc Lào. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X

ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 13: VƯƠNG QUỐC LÀO

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trước khi vương quốc Lan Xang ra đời, trên lãnh thổ vương quốc có những tộc người nào sinh sống?

Trả lời:

Trên địa bàn của Vương quốc các bộ tộc Lào ngày nay, từ xa xưa đã có người Lào Thơng sinh sống. Họ chính là chủ nhân của nền văn hóa cánh đồng Chum. Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng. Họ được gọi là người Lào Lùm

Câu 2: Năm 1353 sự kiện gì xảy ra ở vương quốc Lào?

Trả lời:

Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi). Từ đó Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vương quốc Lan Xang có tổ chức nhà nước như thế nào?

Trả lời:

- Vương quốc Lan Xang được chia thành các mường, có quan đứng đầu, lực lượng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa (Luông Pha-bang) sau chuyển về Viêng Chăn.

Câu 2: Nêu các biểu hiện phản ánh sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang?

Trả lời:

Các biểu hiện phản ánh sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang:

- Giữ quan hệ hòa hiếu với nước ngoài, kiên quyết chống lại chiến tranh xâm lược.

- Dân cư dần dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

- Phát triển nông nghiệp, thủ công truyền thống và buôn bán với nước ngoài.

Câu 3: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

Trả lời:

Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại:

- Về đối ngoại, Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt nhưng cương quyết chiến đấu chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược.

- Năm 1565, họ đã chiến thắng xâm lược Miến Điện (Mi-an-ma) bảo vệ được lãnh thổ và nền độc lập của mình.

Câu 4: Nêu sự phát triển kinh tế của vương quốc Lan Xang.

Trả lời:

- Sự phát triển kinh tế của vương quốc Lan Xang

+ Cư dân Lan Xang làm nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nếp

+ Thủ công nghiệp phát triển như dệt vải, làm dao, đồ mây tre,..

+ Trao đổi buôn bán nước láng giềng.

Câu 5: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

  1. Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.
  2. Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.
  3. Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.

Trả lời:

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 2 – 1 – 3

- Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.

- Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.

- Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Chính sách đối nội của các vua Lan Xang là gì?

Trả lời:

– Đối nội: 

+ Chia đất nước thành các mường. 

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo. 

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh. 

 

Câu 2: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào

Trả lời:

- Chữ viết: Từ chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma, người Lào đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình. 

- Tôn giáo: Đạo Hin-đu và đạo Phật là hai tôn giáo chính ở Lào. 

- Văn hóa dân gian: Cư dân Lào thích ca múa nhạc nên đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở như điệu múa hoa Chăm-pa,.. 

- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng, tiêu biểu nhất là Thạt Luổng.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là gì?

Trả lời

- Người Lào Thơng là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước

- Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.

- Phà Ngừm đã thống nhất các mường ở Lào lên ngôi vua (1353) và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

  • Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lùm

 

Câu 2: “Lái buôn Thái, A-ut-thay-a và Trung Hoa thường xuyên tới Lào mua vàng và vải dệt có kẻ sọc rất đẹp, còn người Cam-pu-chia thì mua khá nhiều bông”. Đoạn tư liệu trên nói về lĩnh vực kinh tế nào của vương quốc Lan Xang?

Trả lời

Đoạn tư liệu trên phản ánh về sự phát triển của ngoại thương ở Lan Xang.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay