Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 1)

Câu 1: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào? Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì gì?

Trả lời:

- Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt được thành lập.

- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển.

Câu 2: Triều đại Ăng-co ra đời như thế nào?

Trả lời:

Năm 802, một người trong hoàng tộc là Giay-a-vác-man II (Jayavarman II) đã dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, xây kinh đô lùi về phía tây bắc hồ Tôn-lê Sáp (Tonle Sap), lập ra triều đại Ăng-co.

 

Câu 3: Trước khi vương quốc Lan Xang ra đời, trên lãnh thổ vương quốc có những tộc người nào sinh sống?

Trả lời:

Trên địa bàn của Vương quốc các bộ tộc Lào ngày nay, từ xa xưa đã có người Lào Thơng sinh sống. Họ chính là chủ nhân của nền văn hóa cánh đồng Chum. Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng. Họ được gọi là người Lào Lùm

Câu 4: Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

- Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á:

+ Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…

+ Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca….

+ Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Câu 5: Tìm hiểu và cho biết truyền thuyết kể về tên nước Campuchia?

Trả lời:

Truyền thuyết kể rằng, đôi vợ chồng thần tiên Cam-bu và Mê-ra là thủy tổ của dân tộc Campuchia. Tên gọi của họ: Kambu – Mera ghép lại thành tên tộc người – Khơ-me. Con cháu của ngài Cam-bu, tức Campuchia. Về sau tên nước cũng gọi theo như thế.

Câu 6: Vương quốc Lan Xang có tổ chức nhà nước như thế nào?

Trả lời:

- Vương quốc Lan Xang được chia thành các mường, có quan đứng đầu, lực lượng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa (Luông Pha-bang) sau chuyển về Viêng Chăn.

Câu 7: Tại sao thế kỉ XIII là một mốc quan trọng trong giai đoạn lịch sử Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Thế kỉ XIII là một mốc quan trọng trong giai đoạn lịch sử Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI vì:

- Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ => Đại Việt đã chặn được chính sách bành trướng của Mông Cổ, ngăn chặn âm mưu mượn Đại Việt làm bàn đạp xâm lược các nước khác của chúng; đồng thời chiến thắng Mông Nguyên đã để lại cho Đại Việt nhiều bài học quý báu về chủ trương và chính sách phát triển đất nước.

- Đông Nam Á xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a ở lưu vực sông Mê Nam.

- Vùng hải đảo, vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.

Câu 8: Hoàn thành bảng thể hiện thời gian và các thời kì của vương quốc Campuchia?

Thời gian

Thời kì

VI - IX

IX – XV

XV - XIX

 

Trả lời:

Thời gian

Thời kì

VI - IX

Thời sơ kì

IX – XV

Thời Ăng-co

XV - XIX

Thời hậu Ăng-co

 

Câu 9: Nêu các biểu hiện phản ánh sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang?

Trả lời:

Các biểu hiện phản ánh sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang:

- Giữ quan hệ hòa hiếu với nước ngoài, kiên quyết chống lại chiến tranh xâm lược.

- Dân cư dần dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

- Phát triển nông nghiệp, thủ công truyền thống và buôn bán với nước ngoài.

Câu 10: Tìm hiểu từ sách, báo và internet một thành tựu văn hoá tiêu biểu của các nước Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhẩt và giới thiệu thành tựu đó.

Trả lời:

Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm thành công, một áng văn bất hủ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm được viết vào năm 1928 khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành chiến thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh của vua Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô. Đây là tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bản án đanh thép về tội ác của quân xâm lược, là bản hùng ca chiến trận của khởi nghĩa Lam Sơn và khẳng định vẻ đẹp của sự nghiệp chính nghĩa, thành quả của dân tộc. Bình Ngô đại cáo đã nói lên sức mạnh nhân dân, tư tưởng nhân dân và tư tưởng yêu nước. Yêu nước là có giặc ngoại xâm thì chống, khi yên bình thì lấy nhân nghĩa, an dân để "trị" dân.

 

Câu 11: Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1220) lãnh thổ vương quốc Campuchia phân bố như thế nào?

Trả lời:

Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1220) lãnh thổ vương quốc mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam (thuộc Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (thuộc Lào ngày nay).

Câu 12: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

Trả lời:

Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại:

- Về đối ngoại, Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt nhưng cương quyết chiến đấu chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược.

- Năm 1565, họ đã chiến thắng xâm lược Miến Điện (Mi-an-ma) bảo vệ được lãnh thổ và nền độc lập của mình.

 

Câu 13: Kể tên các quốc gia trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI à tiền thân của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Trả lời:

- Thế kỉ X đến thế kỉ XIII:

+ Pagan: Mi-an-ma ngày nay

+ Đại Việt: Việt Nam

+ Ha-ri-pun-giay-a: Thái Lan

+ Sri Vi-giay-a: In-đô-nê-xi-a

+ Chăm pa: miền Trung Việt Nam

- Thế kỉ XIII đến thế kỉ XV:

+ Ton-gu: Mi-an-ma

+ Lan xang: Lào

+ Đại Việt: Việt Nam

+ Chăm pa: miền trung Việt Nam

+ Su-khô-thay A-út-thay-a: Thái Lan

+ Ma-lắc-ca: Ma-lai-xi-a

+ Mô-giô-pa-hit: In-đô-nê-xi-a

Câu 14: Em hiểu thuật ngữ “Vành cung thịnh vượng Biển Hồ” sử dụng trong nông nghiệp các vương quốc Campuchia thời Ăng-co là gì? 

Trả lời:

“Vành cung thịnh vượng Biển Hồ” là một thuật ngữ lịch sử dùng để chỉ khu vực có nền nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc nhất thời kì Ăng-co chủ yếu thuộc các tỉnh Siêm Riệp, Kom-pông Thom và một phần Bát-đom-boong ngày nay.

Câu 15: Chính sách đối nội của các vua Lan Xang là gì?

Trả lời:

– Đối nội: 

+ Chia đất nước thành các mường. 

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo. 

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh. 

 

Câu 16: Tín ngưỡng – tôn giáo của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến đạt những thành tựu gì?

Trả lời:

Tín ngưỡng – tôn giáo: 

- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang Cam-pu-chia, ... 

- Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm văn hóa. 

- Hồi giáo theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XII – XIII. 

Câu 17: Kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srei, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

Câu 18: Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là gì?

Trả lời:

- Người Lào Thơng là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước

- Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.

- Phà Ngừm đã thống nhất các mường ở Lào lên ngôi vua (1353) và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

  • Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lùm

 

Câu 19: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng tử văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ?

Trả lời:

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: thánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Klong Garai, tháp Chàm Poshanư…

Câu 20: Vì sao nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV?

Trả lời:

Nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV vì:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. 

- Thương mại phát triển, buôn bán với Trung Quốc và các nước láng giềng.

- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai → Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Kinh đô Ăng Co với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay