Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

BÀI 11: NHÀ LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC (1009- 1225)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trình bày sự thành lập của nhà Lý.

Trả lời: 

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. 

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long. 

- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt, khẳng định thêm một bước sự vươn lên của đất nước. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta suốt từ dây cho đến cuối thế kỉ XVIII. 

- Vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, các quan văn, vô. 

- Triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh, cả nước được chia thành 24 lộ. Dưới lộ phủ là huyện, hương, xã. 

Câu 2: Tìm hiểu và cho biết chiếu dời đô là gì? Nội dung của chiếu dời đô là gì?

Trả lời: 

- Chiếu dời đô là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lý Công Uẩn hỏi quần thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. 

- Nội dung của Chiếu dời đô: 

+ Thời nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. 

+ Ở nước ta, hai nhà Đinh – Tiền Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. 

+ Vì vậy, Lý Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. 

+ Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Việc dời đô đã đem lại ý nghĩa gì cho việc xây dựng và phát triển đất nước?

Trả lời: 

- Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý. 

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước. 

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ. 

Câu 2: Thủ công nghiệp và thương nghiệp của nhà Lý phát triển như thế nào?

Trả lời: 

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Nhờ sự phát triển của nông nghiệp, đời sống của nông dân ổn định, là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp dương thời. 

- Thủ công nghiệp rất phát triển, bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước như đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa, làm phẩm phục của triều đình,... Thủ công nghiệp nhân dân như: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, ươm tơ, dệt lụa, làm dồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện nhà cửa,... rất phát triển. 

 - Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt thời Lý tạo dựng như: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),... 

- Buôn bản trong nước với thương nhân nước ngoài đã phát triển, diễn ra đều đặn, tấp nập ở vùng bờ biển Đông Bắc. 

- Thăng Long là thành thị duy nhất của nước ta hỏi ấy trở thành một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp. 

- Các địa phương hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hóa. 

- Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc phát triển. 

- Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) trở thành nơi buôn bán với nước ngoài rất sầm uất. 

Câu 3: Quân đội nước ta dưới thời Lý được chia thành bao nhiêu bố phận? Quân đội dưới thời Lý được tổ chức như thế nào?

Trả lời: 

- Quân đội được tổ chức khá hoàn chỉnh, gồm hai bộ phận: 

+ Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành. 

+ Quân địa phương: canh phòng ở các lộ, phủ, tham gia chiến đấu và sản xuất. 

+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” 

+ Quân đội được tuyển chọn chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí. 

Câu 4: Trình bày tình hình văn hóa, giáo dục thời Lý

Trả lời: 

Lĩnh vực

Nhà Lý

Tôn giáo 

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo. 

- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội. 

- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian. 

Văn học, nghệ thuật

– Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm văn học có giá trị như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,... 

– Các loại hình văn hóa dân gian như: hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Các trò chơi dân gian như: đá cầu, đấu vật, đua thuyền,... rất được ưa chuộng. 

– Thời Lý, một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn được xây dựng như Cấm Thành, chùa Một Cột,... Trình độ điêu khắc tinh xảo, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rỗng, phượng và các bệ đá hình hoa sen,... 

Giáo dục

- Nhà Lý đã chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền. 

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, mở đầu cho nền giáo dục Việt Nam. 

- Năm 1075, kì thi quốc gia đầu tiên được tổ chức để tuyển chọn quan lại. Trong kì thi này Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu, được vào cung dạy Thái tử và làm quan đến chức Thái sư. 

- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là trường học đầu tiên của Đại Việt. Là nơi học tập của con em quý tộc; sau đó, mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước. 

- Nhận xét: Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

Câu 5: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Lý?

Trả lời: 

– Đối nội: Thực hiện chính sách đối nội vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo. 

+ Thực hiện chính sách đoàn kết các tộc người trên đất nước ta. 

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. 

– Đối ngoại: 

+ Quan hệ hòa hiếu với nhà Tống. 

+ Dẹp tan các cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: “Ngụ binh ư nông” là gì? Trình bày hiểu biết của em về những biện pháp thúc đẩy trong nông nghiệp của nhà Lý. 

Trả lời: 

- “Ngụ binh ư nông” là nghĩa là “gửi binh lính ở nhà nông” cho các quân sĩ luận phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi triều đình cần sẽ tham gia quân đội. 

- Nông nghiệp nhà Lý: thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp: 

+ Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông 

+ Tiếp tục thực hiện việc cày Tịch diễn: Mùa xuân năm 1038, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày tịch điền. Vua dích thân tế Thần Nông rồi tự cày những đường đầu tiên. Đó là việc làm nhằm khích lệ nông dân hăng hải sản xuất. 

+ Cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, vận động nhân dân khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,... 

+ Nhờ vậy, nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1016 (triều Lý Thái Tổ), năm 1030, 1044 (triều Lý Thái Tông), 1131 (triều Lý Thản Tông), năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông) nông nghiệp rất phát đạt. 

Câu 2: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? Hãy cho biết luật pháp nước ta dưới thời Lý được thi hành như thế nào?

Trả lời: 

- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư đánh dấu bước tiến mới trong quản lí nhà nước

- Luật pháp quy định chặt chẽ: 

+ Việc bảo vệ vua, cung đình, bảo vệ của công và tài sản cá nhân. 

+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp. 

+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội. 

Câu 3: Vì sao nói xã hội thời Lý có xu hướng phong kiến hóa hơn các triều đại trước?

Trả lời: 

- Xã hội thời Lý có xu hướng phong kiến hóa hơn các triều đại trước vì:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyền. Một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ. 

+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ nhà nước. Một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ. 

+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. 

+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại. 

IV, VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Việc dời đô đã đem lại ý nghĩa gì cho việc xây dựng và phát triển đất nước?

Trả lời: 

- Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý. 

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước. 

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

Câu 2: Vì sao nhà Lý chọn thành Đại La để dời đô?

Trả lời: 

- Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. 

- Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đỗ của kinh sư muôn đời. 

  • Nhà Lý chọn thành Đại La để dời đô.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay