Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 8: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIAI. NHẬN BIẾT
Câu 1: Trình báy khái quát nét chính về vương quốc Cam-pu-chia.
Trả lời:
- Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ – trung đại.
- Nhà nước của tộc người Khơ-me hình thành gọi là Chân Lạp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
- Trải qua một thời kì phát triển lâu dài, Vương quốc Cam-pu-chia đã có một thời hoàng kim với tên gọi là thời kì Ăng-co, để lại nhiều di sản văn hóa quý giá như đền tháp Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
- Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược (1863).
Câu 2: Một trong những thành tựu nổi bật của Cam-pu-chia thời Ăng-co về chính sách đối ngoại là gì?
Trả lời:
- Chính sách đối ngoại của Cam-pu-chia thời Ăng-co:
+ Trong các thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.
+ Các vị vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua những cuộc tấn công quân sự.
- Trong đó nổi bật nhất là Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Em có nhật xét gì về nền kinh tế của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
Trả lời:
- Nền kinh tế của Cam-pu-chia thời Ăng-co phát triển đa dạng:
+ Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.
+ Ngư nghiệp: Cư dân đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,...
+ Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp. Họ xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, khu den Bay-on...
Câu 2: Trình bày những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co.
Trả lời:
- Đối nội: Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản và săn bắt thú ở trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
- Đối ngoại: Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.
- Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 – 1207), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Chăm-pa, biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó chinh phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.
Câu 3: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia còn gọi là thời kì gì? Trình bày quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của vương quốc phong kiến Cam-pu-chia.
Trả lời:
- Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia còn gọi là thời kì Ăng-co.
- Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của vương quốc phong kiến Cam-pu-chia:
- Đầu thế kỉ VI:
+ Thời kì hình thành Vương quốc Cam-pu-chia.
+ Trên đất Cam-pu-chia ngày nay có tộc người Khơ-me hình thành.
+ Thế kỉ VI, Vương quốc Chân Lạp ra đời.
- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV:
+ Là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia.
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Lãnh thổ mở rộng ra bên ngoài, trở thành cường quốc khu vực Đông Nam Á.
+ Có nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
- Từ thế kỉ XV đến năm 1863:
+ Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái kéo dài.
+ Năm 1863, Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: So sánh sự phát triển kinh tế của Vương quốc Lào thời Lan Xang và Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.
Trả lời:
Vương quốc | Sự phát triển kinh tế |
Lào thời Lan Xang | - Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển - Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng. - Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới. - Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc. |
Cam-pu-chia thời Ăng-co | - Kinh tế có bước phát triển, nhất là nông nghiệp. - Người ta biết đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước tưới như: hồ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông. - Cư dân đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,... - Nhiều thợ thủ công Cam-pu-chia biết làm đồ trang sức. chạm khắ trên các bức phù điêu bằng đá của đền, tháp rất khéo léo |
Câu 2: Vì sao Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co?
Trả lời:
- Kinh đô của Vương quốc là Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.
- Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu tháp Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
- Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.
- Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Thông qua việc sưu tầm tài liệu, hãy miêu tả đền tháp Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia.
Trả lời:
Ăng-co Vát là một khu đền có năm ngôi tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất tới 63 m, vùng xung quanh là một hệ thống hào nước có chiều rộng 200 m, chu vi 5,5 km. Hai bên bờ được lát cầu đả với 18 bậc cao. Những lối đi rộng có lát đá, hai bên có hình tượng điêu khắc, chạm trổ tinh vi, dẫn đến những cung điện, đền tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và hùng vĩ. Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.
Câu 2: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn lịch sử lớn |
1. Thế kỉ I – thế kỉ VI | Đất nước Phù Nam của người Môn Cổ đến thế kỉ VI suy yếu, tan rã. |
2. Thế kỉ VI | Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp. |
3. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV | Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co. |
4. Thế kỉ XV - 1863 | Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái. |
5. Năm 1863 | Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia. |
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài: Vương quốc Cam-Pu-Chia