Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

BÀI 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939-967)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Sau chiến thắng lịch sử nào Ngô quyền đã chính thức xây dựng nền độc lập ở nước ta? Địa điểm đóng đô ở đâu? 

Trả lời: 

- Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền quyết định xưng vương năm 939, bỏ hệ thống chính quyền cũ, xây dựng nhà nước mới: bỏ chức Tiết độ sứ

- Ngô Quyền đã lựa chọn đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). 

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử của Ngô Quyền

Trả lời:

- Ngô Quyền: sinh ngày 12 – 3 năm Đinh Tỵ (897) 

+ Quê quán: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm – Ba Vì – Hà Nội 

+ Xuất thân từ một gia đình võ tướng. Cha ông là Ngô Mân, đã từng giữ chức Châu mục Châu Phong. 

+ Lớn lên, Ngô Quyền mặt mũi khôi ngô, có sức khỏe phi thường, lại có trí thông minh khác thường. Thấy vậy, Dương Đình Nghệ cho làm tưởng và gả con gái. Nghe tin Kiều Công Tiễn giết chủ tướng, Ngô Quyền lập tức đem quân về trừng trị. Lúc đó Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán sang giúp. Nhân cơ hội này, nhà Nam Hán sai Hoằng Tháo mang quân xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã cho xây trận địa và đóng cọc ở sông Bạch Đằng rồi bố trí quân mai phục. Khi quân Hoằng Tháo vào, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến, chờ đến khi nước rút xuống Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân Hoằng Tháo bại trận và bị giết hơn một nửa. 

+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương năm 939, lập ra triều Ngô. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nguyên nhân do đâu khiến nhà Ngô sụp đổ đẫn đến tình trạng nhân dân phải chịu cảnh cơ cực chết chóc? 

Trả lời:

- Nguyên nhân khiến nhà Ngô sụp đổ đẫn đến tình trạng loạn 12 sứ quân:

+ Năm 944, Ngô vương mất, các con của ông không đủ uy tín giữ vững chính quyền, nội bộ lục đục, chia rẽ, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. 

+ Nhân cơ hội đó, các hào trưởng địa phương chiếm giữ vùng đất của mình, không thần phục triều đình, đem quân chống đánh lẫn nhau, mỗi người chiếm cứ một vùng. 

+ Đến năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. Nhân dân lại phải chịu cảnh khổ cực, chết chóc. 

Câu 2: Ai là người đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước? Quá trình thống nhất đất nước được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Đinh Bộ Lĩnh là người đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước

- Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

+ Trong lúc đất nước lâm vào tình trạng rối ren do loạn 12 sứ quân. Nhà Tống lại đang có mưu đồ xâm lược nước ta. 

+ Trước tình hình rối loạn đó, ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh. 

+ Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. 

+ Trong hai năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, ông đã liên kết các bạn chiến đấu, xây dựng lực lượng, quyết tâm đánh dẹp các sứ quân. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh. 

Câu 3: Trình bày nguyên nhân diễn ra loạn 12 sứ quân.

Trả lời:

- Nguyên nhân diễn ra loạn 12 sứ quân:

+ Năm 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn. 

+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại. 

+ Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ trung ương đến địa phương. 

Câu 4: Loạn 12 sứ quên đã để lại những hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ?

Trả lời:

- Hậu quả:

+ Loạn 12 sứ quân đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh chiếm lẫn nhau. 

+ Trước tình hình đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của Tổ quốc. 

Câu 5: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước trong những buổi đầu Ngô Quyền dựng nền độc lập?

Trả lời:

- Đất nước bước đầu ổn định, các tướng lĩnh được giao cai quản các địa phương. 

- Chính quyền mới được thiết lập do vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc, dưới vua có các quan văn, quan võ phụ trách từng công việc. 

- Ở địa phương, vua giao cho các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng. 

- Thời kì này, đất nước được bình yên, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục. 

- Từ đây, nền độc lập dân tộc được khẳng định, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Loạn 12 sứ quên đã để lại những hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ?

Trả lời:

- Hậu quả:

+ Loạn 12 sứ quân đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh chiếm lẫn nhau. 

+ Trước tình hình đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của Tổ quốc. 

Câu 2: Kể tóm tắt tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh.

Trả lời:

- Quê quán: Đinh Bộ Lĩnh người quê Hoa Lư (Hà Nam Ninh cũ). 

- Xuất thân: Cha là Đinh Công Trứ, Thứ sử Châu Hoan thời Ngô. 

- Thuở nhỏ ông cùng với lũ trẻ chăn trâu trong làng chơi trận giả, lấy bông lau làm cờ. Lớn lên vào giữa lúc loạn li, Đinh Bộ Lĩnh đã tụ tập trai làng luyện võ. Khi nhà Ngô sụp đổ, Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh nắm giữ binh quyền, đem quân đánh các sứ quân. 

- Đến cuối năm 967, các sứ quân được dẹp loạn, đất nước bình yên

Câu 3: Lập bảng thống kê loạn 12 sứ quân theo thứ tự, tên các sử quân và địa điểm đóng quân.

Trả lời:

Thứ tự

Tên các sứ quân

Địa điểm đóng quân

1

Ngô Nhật Khánh 

Chiếm giữ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây ngày nay) 

2

Kiều Công Hãn 

Giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) 

3

Kiều Thuận 

Giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê – Phú Thọ ngày nay) 

4

Nguyễn Khoan 

Giữ Tam Đái (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc ngày nay

5

Nguyễn Thủ Tiệp 

Giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay) 

6

Nguyễn Siêu 

Giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì – Hà Nội ngày nay)

7

Lý Khuê

Giữ Siêu Loại (Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay)

8

Lữ Đường

Giữ Tế Giang (Văn Giang – Hưng Yên ngày nay)

9

Phạm Bạch Hổ

Giữ Đằng Châu (Kim Động – Hưng Yên ngày nay

10

Đỗ Cảnh Thạc

Giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai – Hà Tây ngày nay)

11

Trần Lãm

Giữ Bố Hải Khẩu (thị xã Thái Bình ngày nay) 

12

Ngô Xương Xí

Giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa ngày nay) 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã để lại công lao gì cho đất nước buổi đầu độc lập?

Trả lời:

– Công lao của Ngô Quyền: Ông là người có công đánh bại quân xâm lược nhà Hán, chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc. 

– Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cứ loạn 12 sứ quân đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất. 

– Dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đinh. 




Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay