Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

BÀI 6: CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hiện nay Đông Nam Á có tổng cộng bao nhiêu nước? Kể tên các nước.

Trả lời:

- Hiện nay Đông Nam Á có 11 nước: Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Sin-ga-po, Thái Lan, Đông Ti-mo, Việt Nam.

Câu 2: Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để dẫn đến việc hình thành hàng loạt các quốc gia cổ đại? 

Trả lời:

- Điều kiện thuận lợi để dẫn đến việc hình thành hàng loạt các quốc gia cổ đại Đông Nam Á:

+ Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn gồm nhiều đảo, bán đảo, đất ven biển, có những điều kiện tự nhiên thuận lợi giống nhau như: hằng năm có gió mùa, mưa thuận gió hòa thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. 

+ Từ sớm, trên vùng đất Đông Nam Á đã có con người sinh sống và trong quá trình lao động, dân cư địa phương đã phát minh ra nghề luyện kim, nghề trồng lúa cùng các loại rau quả, chăn nuôi súc vật. 

+ Trong khoảng 10 thế kỉ TCN, trên vùng đất Đông Nam Á đã hình thành hàng loạt các quốc gia cổ đại. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

Trả lời:

  • Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến được hình thành ở giai đoạn trước, các vương quốc Đông Nam Á tiếp tục phát triển. 

- Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma. 

- Ở lưu vực sông Chao Phray-a có sự xuất hiện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a. 

- Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, có Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me trở nên cường thịnh. Ở đảo Xu-ma-tra có Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh. 

  • Từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVI 

- Vào thế kỉ XIII, người Mông Cổ mở rộng xâm lược Đông Nam Á. 

- Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á gắn kết với nhau để chống Mông Cổ, từ đó hình thành một số vương quốc phong kiến mới và một số vương quốc phong kiến lớn hơn. 

- Ở các vương quốc, bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp ngày càng được hoàn thiện. 

- Kinh tế khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này phát triển thịnh đạt nhờ sự phát triển của ngành lúa nước cùng với hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển. 

Câu 2: Giai đoạn nào là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á? Chỉ ra biểu hiện của sự phát triển đó. 

Trả lời:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á

- Biểu hiện của sự phát triển:

+ Chủ yếu trên vùng bán đảo In-đô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương, lưu vực sông I-ra-oa-đi, lưu vực sông Mê Nam, lưu vực sông Mê Công,... 

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-di, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma. 

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me trở nên cường thịnh. 

+ Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất. 

+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay). 

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay). 

Câu 3: Trình bày sự thinh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI trên ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.

Trả lời:

- Sự thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI: 

Lĩnh vực

Thành tựu

Về kinh tế

Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên. 

Về chính trị

Tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương. 

Về văn hóa

Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc” Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo. 

Câu 4: Hãy cho biết tình hình các vương quốc Đông Nam Á từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVI. Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình.

Trả lời:

- Tình hình các vương quốc Đông Nam Á từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVI: nhìn chung các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển. 

- Nguyên nhân:

+ Trong thời kì này, ở các vương quốc Đông Nam Á bộ máy nhà nước dẫn được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. 

+ Luật pháp ngày càng được hoàn thiện với sự xuất hiện nhiều bộ luật như Si-va-sa-xa-na của In-đô-nê-xi-a, bộ Hình thư của Đại Việt. 

+ Nền nông nghiệp lúa nước phát triển cùng với hoạt động giao lưu buôn bán nên kinh tế các vương quốc trong những thế kỉ này phát triển khá thịnh đạt. 

Câu 5: Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến.

Trả lời:

- Những thành tựu chủ yếu về văn hóa của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến.

  • Tín ngưỡng – tôn giáo: 

- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang Cam-pu-chia,... 

- Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm văn hóa. + Hồi giáo theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XII – XIII. 

  • Chữ viết – văn học: 

- Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ; chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV. 

- Thời phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam, trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã tạo ra chữ Nôm. 

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển ở các vương quốc Đông Nam Á. Đồng thời, dòng văn học chữ viết xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. 

  • Kiến trúc, điêu khắc: 

- Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,... được xây dựng đã trở thành di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới như khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),... 

- Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,... thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điểm chung về chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì?

Trả lời:

  • Điểm chung về chính trị: 

- Hầu hết các vương quốc phong kiến Đông Nam Á thực hiện chế độ quân chủ. 

- Vua là người nắm mọi quyền hành trong nước, quyết định mọi việc của đất nước. 

  • Điểm chung về kinh tế xã hội: 

- Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Ruộng đất nằm trong tay địa chủ. 

- Xã hội có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh. 

Câu 2: Văn hóa các vương quốc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hóa nào? Sự ảnh hưởng đó thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Văn hóa các vương quốc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hóa Ấn Độ.

- Văn hóa các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc. 

+ Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á hình thành trên cơ sở chữ Phạn. 

+ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền bá và phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á. 

+ Kiến trúc: Những ngôi chùa, đền, tháp mang màu sắc Phật giáo. 

III. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chỉ ra sự giống nhau về thời gian hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

Trả lời:

- Sự giống nhau về thời gian hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á:

+ Từ đầu Công nguyên, cư dân ở đây đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt và các quốc gia đầu tiên đã xuất hiện. Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển. 

+ Khoảng nửa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII: là thời kì phát triển thịnh vượng. 

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII: các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, dần trở thành phụ thuộc hoặc là thuộc địa của tư bản phương Tây. 

Câu 2: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á thời  kỳ này mà em ấn tượng nhất và viết bài giới thiệu về thành tựu đó?

Trả lời:

Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn:

- Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ.

- Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng trong khoảng các thế kỉ VI – XI, đây là nơi dùng để thờ cúng thần Shiva.

- Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn được chia làm 6 loại đặc trưng: phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. 

- Hiện nay, Thánh địa Mĩ Sơn là một trong những điểm đến lí tưởng của du khách không chỉ trong nước mà con có du khách nước ngoài.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay