Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 7: Vương quốc Lào
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Vương quốc Lào. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 7: VƯƠNG QUỐC LÀOI. NHẬN BIẾT
Câu 1: Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là ai? Trình bày quá trình hình thành của vương quốc Lào.
Trả lời
- Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là người Khạ, sau này gọi là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng và đồ sắt có từ hàng ngàn năm trước.
- Quá trình hình thành của vương quốc Lào:
+ Ban đầu chủ nhân là người Lào Thơng. Mãi đến thế kỉ XIII, mới có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến dây gọi là người Lào Lùm.
+ Cuộc thiên di này mang tính chất hòa hợp, không có xung đột xảy ra. Sự liên kết của các bộ tộc Lào là nhân tố chủ yếu dẫn tới sự thành lập nước Lan Xang.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang ở vương quốc Lào
Trả lời
– Đối nội:
+ Chia đất nước thành các mường.
+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.
+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh.
– Đối ngoại:
+ Trao đổi, buôn bán với các nước châu Âu và các nước láng giềng được mở rộng.
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.
Câu 2: Hãy cho biết thời kì thịnh vượng của vương quốc Lào vào khoảng thời gian nào? Trình bày biểu hiện của sự phát triển đó.
Trả lời
- Thời thịnh vượng của nước Lan Xang từ thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVII, nhất là dưới triều vua Xu-li-nha Vong-xa. Thời này, quân và dân Lào đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện.
- Những biểu hiện phát triển:
- Về tổ chức nhà nước:
+ Chia đất nước thành 7 mường (tỉnh).
+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.
+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.
- Về kinh tế, xã hội:
+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển.
+ Việc khai thác các sản vật quý được coi trọng.
+ Trao đổi buôn bản vượt ra ngoài biên giới.
+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.
Câu 3: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào
Trả lời:
- Chữ viết: Từ chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma, người Lào đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình.
- Tôn giáo: Đạo Hin-đu và đạo Phật là hai tôn giáo chính ở Lào.
- Văn hóa dân gian: Cư dân Lào thích ca múa nhạc nên đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở như điệu múa hoa Chăm-pa,..
- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng, tiêu biểu nhất là Thạt Luổng.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào
Trả lời:
- Chữ viết: Từ chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma, người Lào đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình.
- Tôn giáo: Đạo Hin-đu và đạo Phật là hai tôn giáo chính ở Lào.
- Văn hóa dân gian: Cư dân Lào thích ca múa nhạc nên đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở như điệu múa hoa Chăm-pa,..
- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng, tiêu biểu nhất là Thạt Luổng.
Câu 2: Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho phù hợp với sự phát triển của vương quốc Lào
Trả lời
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn lịch sử lớn của Lào
Thời gian | Sự kiện |
1. Đầu thế kỉ XIII | |
2. Thế kỉ XIV | |
3. Thế kỉ XV -XVI | |
4. Thế kỉ XVIII |
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện |
1. Đầu thế kỉ XIII | Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào gọi là các mường cổ. |
2. Thế kỉ XIV | Pha Ngừm thống nhất các mường đặt tên nước là Lan Xang. |
3. Thế kỉ XV -XVI | Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng. |
4. Thế kỉ XVIII | Vương quốc Lan Xang suy yếu dần. Sau đó (1893) Lào bị thực dân Pháp xâm lược. |
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về Thạt Luổng của Vương quốc Lào?
Trả lời:
Thạt Luổng là công trình kiến trúc đồ sộ gồm một tháp lớn hình nậm rượu đặt trên đế hình hoa sen, dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu nhưng lại tạo thành bố múi có đáy vuông. Xung quanh bệ tháp là mọt dãy tháp thu nhỏ. Hình ảnh quả bầu trên đỉnh Thạt Luổng thể hiện nét rất riêng của kiến trúc Lào. Di tích này được công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1992.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 7: Vương quốc Lào