Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

Bài 13: ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226-1400)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh lịch sử nhà Trần được thành lập:

+ Vào cuối thế kỉ XII, vua quan nhà Lý chỉ lo ăn chơi, xây dựng nhà cửa, cung điện tốn kém, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Hạn hán, mất mùa, lụt lội xảy ra. Kinh tế sa sút, nhân dân khổ cực, nổi dậy khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi. Nhà Lý sụp đổ. 

+ Trong hoàn cảnh đó, thế lực họ Trần đã mạnh lên. Trên cơ sở ủng hộ các vua nhà Lý, dẹp nội loạn. Khi thời cơ đến, họ Trần buộc Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh. Tháng 12-1226, họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Sau khi thành lập nhà Trần đã có hành động gì để tổ chức bộ máy nhà nước?

Trả lời:

- Sau khi thành lập vương triều, nhà Trần ra sức củng cố bộ máy nhà nước, đặt thêm các cơ quan cai trị ở trung ương và địa phương. 

+ Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. + Đứng đầu triều đình là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các chức đại thần văn, võ phản lớn do người họ Trần nắm giữ. 

+ Hệ thống quan lại bên dưới được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, và một số chức quan Hà đê sử, Khuyến nông sử, Đòn diễn sứ... 

+ Cả nước được chia thành 12 lộ. 

  • Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý. 

Câu 2: Luật pháp được sửa sang chú trọng, nhà Trần đã ban hành bộ luật mới có tên là gì? Luật pháp nhà Trần được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật: chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật.

- Luật pháp nhà Trần:

+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu, quy dịnh cụ thể việc mua bán ruộng đất. 

+ Cơ quan luật pháp thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn. 

+ Nhà Trần đặt cơ quan hình viện để xét xử việc kiện cáo 

+ Vua Trần vẫn để chuông ở thẻm điện Long Trì cho dân kêu oan. Sự cách biệt giữa vua quan và dân chúng chưa sâu sắc.

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về quân đội thời Trần.

Trả lời:

– Tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã. 

– Tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” 

+ Đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy nhằm giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân 

cho triều đình. 

+ Tạo ra mối liên hệ hài hòa quân sự và nông nghiệp; khi cần chuyển hóa từ thời bình sang thời chiến. + Thể hiện tinh thần đoàn kết quân dân, ở đâu có dân thì ở đó có quân.

Câu 4: Kinh tế nhà Trần đã được phục hồi như thế nào trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?

Trả lời: 

- Sự phục hồi kinh tế dưới thời Trần trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp: 

  • Về nông nghiệp: 

+ Đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích canh tác. 

+ Triển khai việc đắp đê phòng lụt dưới sự chỉ dẫn của các quan Hà đê sử. 

+ Tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, nạo vét kênh ngòi, dảm bảo giao thông và tưới tiêu cho ruộng đồng. 

+ Cho phép các tổn thất lập điền trang. 

  • Về thủ công nghiệp: 

+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,... 

+ Nhà Trần còn trưng dụng các thợ thủ công giỏi để xây dựng các công trình lớn. 

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành nghề như làm gốm, đúc đồng phát triển. 

+ Tại các làng xã và kinh đô hình thành nhiều làng nghề, phường nghề. Sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng, được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long. 

  • Về thương nghiệp: 

+ Chợ mọc ra ngày càng nhiều ở các làng xã. 

+ Thăng Long có 61 phố phường. 

+ Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất. 

+ Cửa biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),... trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hóa. 

Câu 5: Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị nước Đại Việt dưới thời Trần 

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

1. Thể chế cai trị

Chế độ trung ương tập quyền: mọi quyền hành tập trung trong tay vua

2. Chính sách cai trị

Thi hành chính sách cai trị khoan thư sức dân gần gũi với nhân dân

3. Tổ chức bộ máy chính quyền 

- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ

- Đặt chế độ Thái thượng hoàng

- Đặt thêm một số chức quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, và một số chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ

- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương

- Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã do xã quan đứng đầu

4. Chính sách ưu đãi quan lại, tôn thất

- Quan lại được hưởng nhiều bổng lộc

- Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu trong triều ở địa phương và được phép lập thái ấp.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nhận xét về tình hình kinh tế dưới thời Trần

Trả lời:

- Tình hình kinh tế dưới thời Trần:

+ Nối tiếp tinh thần của nhà Lý, nhà Trần đã cùng nhân dân đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cùng nhân dân xây dựng một hệ thống đê điều hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước. Nông dân được nhà nước quan tâm, tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. 

+ Thủ công, thương nghiệp tiếp tục phát triển. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đều đặn tấp nập. Thăng Long trở thành một thành thị phồn thịnh với 61 phường. 

+ Những hoạt động kinh tế của nhà nước và nhân dân thời Trần không chỉ nhằm ổn định và phát triển đất nước mà còn có ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đang đến gần. 

Câu 2: Tóm tắt tình hình xã hội và văn hóa thời Trần.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

1. Xã hội

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chů chốt của bộ máy chính quyền, là chủ các thái ấp, điền trang. 

- Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất cho nông dân cày cấy để thu tô. 

- Nông dân cày cấy ruộng công làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước. 

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân ngày một đông. 

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc quý tộc. 

2. Văn hóa

* Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công. 

* Tôn giáo: 

- Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. Nhiều nhà Nho được cử giữ các chức vụ quan trọng trong triều như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh,... 

- Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Đặc biệt, thời kì này, 

- Thiền phái trúc lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập. 

* Giáo dục: 

- Quốc Tử Giám được mở rộng, là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cấp cao. 

- Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương. 

- Các khoa thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. 

* Khoa học – kĩ thuật: 

- Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí – bộ sử kí đầu tiên. Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc. Về quân sự, có tác phẩm Binh thư yếu lược Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. 

- Trong y học, Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam. 

* Văn học, nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất phát triển, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc. 

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hà Nội), thành Tây Đô (Thanh Hóa), các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định),... 

- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như; chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,... 

Câu 3: Vì sao có sự phân hóa xã hội thời Trần?

Trả lời:

- Thời Trần, xã hội ngày càng phân hóa mạnh mẽ, sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc, nhất là tầng lớp quý tộc, vương hầu nhà Trần có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi đó tầng lớp nông dân, nỗ tì đông đảo nhưng đây là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc. 

- Đặc điểm nhà nước thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.

  • Thời Trần có sự phân hóa xã hội 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lập bảng thể hiện những thành tựu nổi bật về các mặt: kinh tế, tín ngưỡng – tôn giáo, giáo dục của Đại Việt thời Lý, Trần.

Trả lời:

Thành tựu

Thời Lý

Thời Trần

1. Kinh tế

* Nông nghiệp: 

- Nông dân: có ruộng đất cày cấy.

- Nhà nước khuyến khích khai hoang. Công tác thủy lợi được chú ý.

*Thủ công nghiệp: có nhiều nghề

* Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước mở mang. 

* Nông nghiệp: Nhà nước khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều. 

* Thủ công nghiệp: do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển. 

* Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

2.Tín ngưỡng tôn giáo 

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ưa chuộng.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

- Đạo giáo khá thịnh hành được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian

- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội.

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.

-  Nho giáo ngày càng được nâng cao

- Phật giáo được cả vua, quý tộc, nhân dân tôn sùng.

Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. 

3. Giáo dục

- Xây dựng Văn Miếu để dạy học cho con vua

- Mở khoa thi tuyển chọn quan lại

- Quốc Tử Giám là trường học đầu tiên của Đại Việt

- Quốc Tử Giám được mở rộng, là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cấp cao.

- Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.

- Các khoa thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. 

Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về dòng họ Trần?

Trả lời:

Dòng học Trần vốn xuất thân làm nghề đánh cá tại vùng hạ lưu sông Hồng (Thái Bình và Nam Định ngày nay) sau trở nên giàu có và là một thế lựa mạnh. Những người có công lao lớn trong việc thành lập triều Trần là Trần Lý, Trần Thừa, Trần Tự Khánh…




Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay