Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN LƯỢC TỐNG (1705-1077)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hãy cho biết ba chủ trương lớn được nhà nước ta ban hành khi kháng chiến bùng nổ?

Trả lời:

- Có ba chủ trương lớn được ban hành: 

+ Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch khi chúng vừa tiến sang. 

+ Bố trí lực lượng thủy binh mạnh đóng ở vùng ven biển Đông Bắc để chặn thủy binh địch, phá vỡ kế hoạch phối hợp thủy – bộ của chúng. 

+ Xây dựng phòng tuyến kiên cố bên bờ Nam sông Như Nguyệt và bố trí bộ binh đóng giữ, không cho chúng tiến xuống phía nam để vào thành Thăng Long. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Trả lời:

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống ở Trung Quốc lâm vào một tình thế hết sức khó khăn: 

+ Phía bắc thì hai nước Liêu, Hạ thường xuyên đánh phá. 

+ Trong nước thì xảy ra đói kém liên miên, nhân dân cực khổ, bất bình. Để cứu vãn tình thế, vua Tống quyết định xâm lược Đại Việt. 

- Để đánh Đại Việt, nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh từ phía nam, còn ở phía bắc Đại Việt nhà Tống ngăn cản nhân dân hai nước buôn bán, đi lại, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người. 

  • Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Câu 2: Nhà Lý đã có hành động gì trước âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống?

Trả lời:

- Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ:

+ Thông qua những tin tức thu nhận được, vua tôi nhà Lý đã hội bàn tìm cách đối phó. Nắm được chỗ yếu của nhà Tống và thế đang lên của nước ta. 

+ Triều đình nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống, chủ động tiến hành các biện pháp đối phó như: làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa, cho quân luyện tập ngày đêm, phong chức tước cho các tù trưởng. 

+ Sau khi ổn định biên giới phía nam, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Đây là chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt. 

+ Được sự tán đồng của triều đình, Lý Thường Kiệt đã phối hợp với các tù trưởng dân tộc ở phía bắc và đích thân ông chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống, chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”. 

+ Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống tiêu hủy kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến ngăn chặn. 

+ Bị đánh đòn phủ đầu bất ngờ, quân Tống lâm vào thế bị động, run sợ. Đây là điều kiện thuận lợi quân dân nhà Lý chuẩn bị cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xảy ra. 

Câu 3: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Trả lời:

- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (sông Cầu): Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt được xây dựng ở bờ Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. 

– Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống: 

+ Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Cánh quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta. Trên đường tiến vào Thăng Long, chúng bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt. 

+ Cánh quân thủy do Hòa Mẫu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc nhưng bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ. 

+ Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng bị đẩy lùi về phía bờ Bắc, chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho đóng bè hai lần vượt qua sông, bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ Bắc. 

+ Trong lúc quân giặc ngày càng chán nản, mệt mỏi, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào ngôi đền bên bờ sông ngâm vang bài thơ Nam quốc sơn hà để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống và khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ. 

+ Thất vọng, Quách Quỳ chuyển sang thế phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động. Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Quân giặc thua to, “mười phần chết đến năm, sáu” và lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. 

+ Với tinh thần khoan dung và ý thức về quan hệ hai nước mặc dù biết giặc đã lâm vào thế suy kiệt, tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hòa”, thực chất là cho quân Tống một lối thoát. Quách Quỳ chấp nhận ngay và cho quân rút về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống hoàn toàn thắng lợi. 

Câu 4: Trình bày ba kế sách đánh quân Tống của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến quân xâm lược nhà Tống (1075 – 1077).

 Trả lời:

  • Tấn công để tự vệ

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075), Lý Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước để tự vệ. 

- Sau khi hoàn thành thắng lợi cuộc tiến công để tự vệ, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và cho lập ngay phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để sẵn sàng đập tan âm mưu xâm lược của quân Tống. 

  • Tấn công để tiêu diệt: 

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (1077), khi quân Tống xâm lược Đại Việt, cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đang diễn ra. Lý Thường Kiệt biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

- Khi quân Tống đang đóng bên kia bờ Bắc sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt cho quân đánh bất ngờ vào ban đêm để tiêu diệt sinh lực địch. 

  • Kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa

- Khi quân nhà Tống rơi vào tình trạng khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt thực hiện việc kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa nhằm giữ mối hòa hiếu với nhà Tống

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống Tống có bao nhiêu giai đoạn? Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời nhà Lý. 

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến chống Tống có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất (1075) 

+ Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077) 

- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tổng thời nhà Lý:

+ Nhờ ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt. 

+ Nhờ sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc. 

+ Nhờ biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. - Nhờ công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất sáng tạo và độc đáo. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những nguyên nhân nào khiến các cuộc tiến công vượt sông Như Nguyệt của quân Tống đều bị quân ta đẩy lùi?

Trả lời:

- Quân nhà Lý đã xây dựng được tuyến phòng thủ rất vững chắc dọc theo bờ Nam sông Như Nguyệt. 

- Sức mạnh của quân Tống bị giảm sút vì quân thủy và quân bộ của chúng không liên kết với nhau. 

- Lý Thường Kiệt tài tình đã có cách đánh giặc độc đáo đẩy giặc vào thế bị động và mở cuộc tổng tiến công khi có thời cơ. 

– Lý Thường Kiệt đã biết cách động viên tinh thần chiến đấu của quân ta và làm khiếp đảo tinh thần quân địch với bài thơ Nam quốc sơn hà

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đem lại ý nghĩa lịch sử như thế nào? 

Trả lời:

- Ý nghĩa lịch sử 

+ Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống. 

+ Thắng lợi đó đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 

+ Thắng lợi đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt. 

Câu 3: Lý Thường Kiệt đã thực hiện chiến thuật “tiến công trước để tự vệ” như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

- Thực hiện chiến thuật “Tiến công trước để tự vệ”: chủ động tiến công dịch, đẩy địch vào thế bị động. 

+ Khi mưu đồ xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt ngày càng rõ rệt và trắng trợn. Triều đình nhà Tổng ra sức biến Ung Châu, các cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) và các trại biên giới thành những khu căn cứ quân sự và hậu cần làm bàn đạp tiến công Đại Việt. 

+ Biết trước được âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương đối phó một cách là chủ động và quyết liệt. Ông thường nói: “Nếu ngồi yên đợi giặc thì chi bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đó là tư tưởng chiến lược khá độc đáo và sáng tạo “tiến công trước để tự vệ”. 

+ Thực hiện chủ trương này, tháng 10-1075 cuộc tiến công của quân đội Đại Việt vào các căn cứ của quân Tống ở vùng biên giới bắt đầu. 

+ Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, t tiêu hủy kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến ngăn chặn. 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chiến thuật “công tâm” được Lý Thường Kiệt sử dụng như thế nào? 

Trả lời:

- Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật “công tâm”: Đánh vào tâm lý của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ Nam quốc sơn hà

Câu 2: So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất và lần thứ hai 

Trả lời:

Tiêu chí so sánh 

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất

Cuộc kháng chiến lần thứ hai 

1. Thời gian 

Năm 981 

Năm 1075 – 1077 

2. Người lãnh đạo 

Lê Hoàn 

Lý Thường Kiệt 

3. Tình hình 

nước Đại Việt 

Vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, nước | Nước Đại Việt thời Lý đang vươn lên Đại Việt gặp nhiều khó khăn. 

Nước Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng kinh tế và ổn định chính trị

4. Kết quả 

Cuộc kháng chiến toàn thắng. Quan hệ Việt Tống trở lại ổn định. 

Đánh tan quân xâm lược nhà Tống đất nước thái bình.



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay