Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

Bài 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ VI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XI

I. Nhận biết

Câu 1: Hãy cho biết thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu từ lúc nào?

Trả lời: 

- Thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu: 

+ Cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị người Giéc-man xâm chiếm. 

+ Năm 476 đế quốc La Mã bị diệt vong. 

+ Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu. 

Câu 2: Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành bao nhiêu giai cấp mới? Đó là những giai cấp nào?

Trả lời: 

- Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành 2 giai cấp mới. Đó là lãnh địa phong kiến và nông nô. 

Câu 3: Để thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, người Giéc-man đã thành lập những vương quốc mới nào?

Trả lời: 

- Để thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, người Giéc-man đã thành lập những vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-lô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt,..

Câu 4: Trình bày những biến đổi của xã hội Tây Âu trong thời đại phong kiến?

Trả lời: 

Những biến đổi của xã hội Tây Âu trong thời đại phong kiến: 

- Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi lớn: 

+ Bộ máy nhà nước của đế quốc La Mã sụp đổ. 

+ Quý tộc thị tộc người Giéc-man được phong tước vị chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã. 

+ Quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới, được giữ lại ruộng đất. 

- Những quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận trở thành lãnh chúa phong kiến 

- Những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chủ trở thành nông nô. 

- Xã hội châu Âu có hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Đó là điều kiện dẫn để sự ra đời của xã hội phong kiến châu Âu thời trung đại. 

Câu 5: Hãy cho biết các giai cấp cơ bản được hình thành như thế nào trong xã hội tây Âu?

Trả lời: 

- Trong xã hội phong kiến Châu Âu: 

+ Những quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận trở thành lãnh chúa phong kiến 

+ Những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chủ trở thành nông nô

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày những sự kiện chủ yếu đưa đến quá trình phong kiến hóa của vương quốc Phơ-răng trong xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đậi?

Trả lời: 

- Những sự kiện chủ yếu đưa đến quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng trong xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:

+ Vào thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đến cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã. 

+ Khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La M thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-lô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răn Vương quốc Tây Gốt,... 

+ Trong đó, Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục của Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời kì này. 

+ Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, Vương quốc Phơ-răng chia thành ba quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a. Chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. Trên thực tế vua chỉ còn là một lãnh chúa với quyền hạn thu hẹp trong lãnh địa của mình. 

Câu 2: Trong các vương quốc man tộc của người người Giéc-man, vương quốc nào thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa? Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc đó diễn ra như thế nào?

Trả lời: 

- Vương quốc thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa là vương quốc Phơ-răng.

- Diễn biến của quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng:

  • Thời vua Clô-vít: 

+ Chiếm nhiều ruộng đất của quý tộc La Mã tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, quý tộc La Mã cũ quy thuận với chính quyền Phơ-răng,... Những người này trở thành quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến. 

+ Các lãnh chúa phong kiến dùng vũ lực cướp ruộng đất của nông dân tự do, biến họ thành nông nô. 

+ Lãnh chúa đã cướp được thêm nhiều ruộng đất, của cải của nông nô, biến đất đai thành lãnh địa riêng của mình. 

  • Thời vua Sác-lơ Mác-ten: 

+ Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng phát triển thêm một bước. Sác-lơ Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự. 

+ Dưới thời Sác-lơ Mác-ten xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân – bồi thần bất di bất dịch. 

  • Thời vua Sác-lơ-xia-nhơ: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toàn bộ Trung Âu và Bắc I-ta-li-a, lập một đế quốc phong kiến rộng lớn – đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ. 

Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm của các giai cấp trong lãnh địa phong kiến?

Trả lời: 

  • Hiểu biết về lãnh địa phong kiến: 

- Là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô. 

- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó. 

- Quyền lực của lãnh chúa trong lãnh địa: quyền sở hữu tối cao ruộng đất, quyền đặt ra các loại tô, thuế. Ngoài ra, lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần. 

  • Đặc điểm của các giai cấp trong lãnh địa phong kiến:

- Trong mỗi lãnh địa phong kiến có hai giai cấp cơ bản, đó là: lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Lãnh chúa phong kiến có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô, thuế và sức lao động của nông nô. 

+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị cột chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. 

- Trong lãnh địa diễn ra mâu thuẫn giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến ngày càng gay gắt, đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa. 

Câu 4: Nêu vai trò của thành thị trung đại đối với Châu Âu thời trung đại?

Trả lời: 

- Vai trò của thành thị trung đại đối với Châu Âu thời trung đại:

+ Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. 

+ Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến. 

+ Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

 

Câu 5: Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu?

Trả lời: 

- Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu:

  • Đời sống của nông nô:

– Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, nhưng đời sống của họ vô cùng cơ cực. Nông nô bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa. 

– Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và nộp tô, thuế cho lãnh chúa, họ bị cột chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa. 

– Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô, nghĩa là lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là đất phần nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó, phần kia là đất lãnh địa nông nô canh tác nhưng toàn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa. 

– Nông nó còn phải nộp nhiều thứ thuế và làm nhiều nghĩa vụ khác cho lãnh chúa. Đời sống của nông nô khổ cực, đói nghèo và bị đối xử tàn nhẫn nên họ đứng lên chống lãnh chúa phong kiến. 

  • Cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu:

- Do bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, nông nô thường xuyên đấu tranh chống lại lãnh chúa. 

– Hình thức đấu tranh: Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng và quyết liệt hơn là khởi nghĩa vũ trang. 

– Những cuộc khởi nghĩa điển hình: khởi nghĩa Giắc-cơ-ri nổ ra ở Pháp năm 1358 và khởi nghĩa Oát Tay-lơ nổ ra ở Anh năm 1381. 

Câu 6: Đời sống của các lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa diễn ra như thế nào?

Trả lời: 

- Đời sống của các lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa:

+ Trong các lãnh địa, bọn lãnh chúa phong kiến sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nổ. Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa và trụy lạc. 

+ Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ con em quý tộc chỉ học tập quân sự như phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao... Họ không quan tâm đến học văn hóa để mở rộng trí tuệ nên số đông trong bọn họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ. 

+ Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu vô... Không những thế, họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô. 

Câu 7: Trình bày các hoạt động của thành thị trung đại Châu Âu.

Trả lời: 

- Các hoạt động của thành thị trung đại Châu Âu:

+ Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất, mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa; các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, bắt đầu xuất hiện các thị trấn rồi đến thành phố, gọi là thành thị trung đại. 

+ Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phường hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.  

Câu 8: Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Vì sao nói thành thị ra đời thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tây Âu thời trung đại?

Trả lời: 

  • Thành thị trung đại ra đời:

Từ thế kỉ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: 

– Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, việc khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, sản phẩm xã hội, do đó dẫn đến hai hệ quả: 

+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán. 

+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công. 

  • Thành thị ra đời thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tây Âu thời trung đại vì: 

- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. 

- Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến. 

- Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa

Câu 9: Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu?

Trả lời: 

- Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu:

  • Đời sống của nông nô:

– Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, nhưng đời sống của họ vô cùng cơ cực. Nông nô bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa. 

– Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và nộp tô, thuế cho lãnh chúa, họ bị cột chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa. 

– Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô, nghĩa là lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là đất phần nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó, phần kia là đất lãnh địa nông nô canh tác nhưng toàn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa. 

– Nông nó còn phải nộp nhiều thứ thuế và làm nhiều nghĩa vụ khác cho lãnh chúa. Đời sống của nông nô khổ cực, đói nghèo và bị đối xử tàn nhẫn nên họ đứng lên chống lãnh chúa phong kiến. 

  • Cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu:

- Do bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, nông nô thường xuyên đấu tranh chống lại lãnh chúa. 

– Hình thức đấu tranh: Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng và quyết liệt hơn là khởi nghĩa vũ trang. 

– Những cuộc khởi nghĩa điển hình: khởi nghĩa Giắc-cơ-ri nổ ra ở Pháp năm 1358 và khởi nghĩa Oát Tay-lơ nổ ra ở Anh năm 1381. 

Câu 10: Mô tả quá trình hình thành nông nô?

Trả lời: 

Mô tả quá trình hình thành nông nô:

- Dưới thời đế quốc La Mã ở Tây Âu, xã hội phân chia thành hai giai cấp chính đó là chủ nô và nô lệ. Bên cạnh đó còn có giai cấp nông dân công xã. 

- Khi đế quốc La Mã bị một bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống (bộ tộc Giéc-man có nguồn gốc từ Bắc Âu) chiếm lãnh thổ rộng lớn của đế quốc La Mã, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã vào năm 476. 

- Từ đó, giai cấp chủ nô La Mã không còn tồn tại, một bộ phận phân hóa thành lãnh chúa phong kiến. Còn giai cấp nô lệ được giải phóng thân thể và nông dân công xã bị mất ruộng đất trở thành nông nổ. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. 

Trả lời: 

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:

+ Cuối thế kỉ XI, do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. 

+ Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành các thành phố, gọi là thành thị trung đại. 

+ Ngoài ra, còn có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.

Câu 2: Giải thích câu nói của C.Mác: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”

Trả lời: 

“Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại” vì:

- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc của các lãnh địa phong kiến, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. 

- Thành thị ra đời góp phần giải thể chế độ nông nô trong các lãnh địa phong kiến. 

- Thành thị ra đời góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở Tây Âu. 

Câu 3: Những điểm khác nhau giữa kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Trả lời: 

- Kinh tế lãnh địa: 

+ Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. 

+ Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra bên ngoài nên được gọi là nền kinh tế tự cung tự cấp. 

+ Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến. 

- Kinh tế thành thị: 

+ Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công. 

+ Sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa. 

+ Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển. 

- Nguyên nhân: 

+ Tính chất của thành thị Tây Âu thời trung đại là có sự giao thương với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế. 

+ Kinh tế thành thị không chịu gò bó như kinh tế tự cung tự cấp của các lãnh địa phong kiến. Vì vậy, khi thành thị ra đời đã phá vỡ tính khép kín của kinh tế các lãnh địa phong kiến, tạo kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hoạt động kinh tế chính trong lãnh địa phong kiến Châu Âu thời trung đại là hoạt động kinh tế nào? Nhận xét về nền kinh tế đó. 

Trả lời: 

- Hoạt động kinh tế chính trong lãnh địa phong kiến Châu Âu thời trung đại là nông nghiệp.

- Nhận xét về nền kinh tế của các lãnh địa phong kiến ở Châu Âu thời trung đại:

+ Kinh tế chính trong lãnh địa là nông nghiệp.

+ Kĩ thuật canh tác: lạc hậu, thô sơ. 

+ Quan hệ sản xuất: nông nô là lực lượng sản xuất chính nhưng bị lãnh chúa bóc lột. 

+ Nền kinh tế hầu như hoàn toàn mang tính tự cấp tự túc. Chỉ có những thứ không sản xuất được trong lãnh địa mới mua từ bên ngoài. 

+ Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đại. 

Câu 2: Tìm hiểu và cho biết thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. 

Trả lời: 

- Thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại:

+ Trong lãnh địa phong kiến thành phần dân cư chủ yếu là lãnh chúa và nông nô

+ Trong thành thị trung đại thành phần dân cư chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công. 





=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay