Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy cho biết thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu từ lúc nào?

Trả lời:

- Thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu:

+ Cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị người Giéc-man xâm chiếm.

+ Năm 476 đế quốc La Mã bị diệt vong.

+ Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Câu 2: Nội dung phản ánh của các giá trị văn hóa tinh thần thời Phục hưng là gì?

Trả lời:

- Nội dung phản ánh của các giá trị văn hóa tinh thần thời Phục hưng là:

+ Một mặt chống lại những giáo lí, trật tự của xã hội phong kiến

+ Mặt khác đề cao những giá trị chân chính, quyền tự do của con người, đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong sự phát triển của xã hội loài người.

 

Câu 3: Phong trào văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII) là gì? Trình bày những hiểu biết của em về phong trào Văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

- Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII) là khôi phục lại nền văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại bị chế độ phong kiến châu Âu vùi dập.

- Hiểu biết về phong trào văn hóa Phục hưng:

+ Trên cơ sở phát hiện những thành tựu của văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại, ở các nước Tây Âu đã dấy lên phong trào đấu tranh văn hóa rộng khắp, chống lại sự kìm hãm của chế độ phong kiến.

+ Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật đương thời, một mặt chống lại những giáo lí, trật tự của xã hội phong kiến, mặt khác đề cao những giá trị chân chính, quyền tự do của con người, đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong sự phát triển của xã hội loài người.

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng thực sự mở ra một thời kì mới cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại.

Câu 4: Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành bao nhiêu giai cấp mới? Đó là những giai cấp nào?

Trả lời:

- Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành 2 giai cấp mới. Đó là lãnh địa phong kiến và nông nô.

Câu 5: Trình bày những hiểu biết của em về cải cách tôn giáo?

Trả lời:

- Những hiểu biết về cải cách tôn giáo:

+ Trên nền tảng của phong trào Văn hóa Phục hưng, giai cấp tư sản đang lên đã nhận thấy giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của họ.

+ Tư tưởng cải cách hình thành và lan rộng, tạo nên sự phân chia thành hai giáo phái: cựu và tân giáo, đấu tranh lẫn nhau.

+ Cuộc đấu tranh này đã trở thành động lực của một phong trào đấu tranh vũ trang lớn mà lịch sử gọi chung là Chiến tranh nông dân ở Đức.

Câu 6: Vì sao có sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế – xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

- Trong khi đó, hệ tư tưởng của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.

- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật,... để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

⇨  Phong trào văn hóa Phục hưng ra đời

 

Câu 7: Trình bày những sự kiện chủ yếu đưa đến quá trình phong kiến hóa của vương quốc Phơ-răng trong xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đại?

Trả lời:

- Những sự kiện chủ yếu đưa đến quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng trong xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:

+ Vào thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đến cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã.

+ Khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La M thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-lô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răn Vương quốc Tây Gốt,...

+ Trong đó, Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục của Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời kì này.

+ Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, Vương quốc Phơ-răng chia thành ba quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a. Chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. Trên thực tế vua chỉ còn là một lãnh chúa với quyền hạn thu hẹp trong lãnh địa của mình.

Câu 8: Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

Trả lời:

  • Một số nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:
  • Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí.
  • Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi - mũi Hảo Vọng (năm 1487)
  • Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha tìm ra vùng đất mới - châu Mỹ (năm 1492)
  • Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (năm 1497)
  • Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (năm 1519 -1522)

 

Câu 9: “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói của nhà văn hóa nào thời Phục hưng? Câu nói đó gợi ra thành tựu tiêu biểu nào của phong trào văn hóa Phục hưng.

Trả lời:

- “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói của G. Ga-li-lê khi bị kết án. G. Ga-li-lê công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi ông đã 70 tuổi.

- Thời Văn hóa Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội. Tiêu biểu là N. Cô-péc-ních (người Ba Lan), G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a). N. Cô-péc-ních đã chứng minh rằng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời nhưng bị giáo hội cấm lưu hành.

⇨  Một trong những thành tựu nổi bật của phong trào văn hóa thời Phục hưng.

 

Câu 10: Trong các vương quốc man tộc của người người Giéc-man, vương quốc nào thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa? Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc đó diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Vương quốc thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa là vương quốc Phơ-răng.

- Diễn biến của quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng:

  • Thời vua Clô-vít:

+ Chiếm nhiều ruộng đất của quý tộc La Mã tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, quý tộc La Mã cũ quy thuận với chính quyền Phơ-răng,... Những người này trở thành quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến.

+ Các lãnh chúa phong kiến dùng vũ lực cướp ruộng đất của nông dân tự do, biến họ thành nông nô.

+ Lãnh chúa đã cướp được thêm nhiều ruộng đất, của cải của nông nô, biến đất đai thành lãnh địa riêng của mình.

  • Thời vua Sác-lơ Mác-ten:

+ Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng phát triển thêm một bước. Sác-lơ Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự.

+ Dưới thời Sác-lơ Mác-ten xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân – bồi thần bất di bất dịch.

  • Thời vua Sác-lơ-xia-nhơ: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toàn bộ Trung Âu và Bắc I-ta-li-a, lập một đế quốc phong kiến rộng lớn – đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ.

 

Câu 11: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả quan trọng nhất là "Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,..." vì:

  • Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu.
  • Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các châu lục,... => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra.

Câu 12: Trong phong trào văn hóa Phục hưng, em ấn tượng với phong trào văn hóa nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Em ấn tượng với thành tựu “thuyết Nhật tâm” của Côpécních-chứng minh Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời, chống lại thuyết “Địa tâm” của Giáo hội Thiên Chúa.

- Vì: thành tựu này là chính xác với kiến thức khoa học hiện nay em được học ở trường. Đặc biệt, kiến thức Thiên văn học này sẽ hộ trợ em trong quá trình tìm hiểu và học tập các bộ môn như: Địa lí, Lịch sử,… giúp em hiểu biết và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, ví dụ như: hiện tượng ngày dài hơn đêm…

 

Câu 13: Nêu vai trò của thành thị trung đại đối với Châu Âu thời trung đại?

Trả lời:

- Vai trò của thành thị trung đại đối với Châu Âu thời trung đại:

+ Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

+ Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

+ Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

Câu 14: Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì? 

Trả lời:

Biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là sự xuất hiện của hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Câu 15: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng về kinh tế-xã hội ở Tây Âu từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI.

Trả lời:

- Biến đổi về kinh tế:

+ Các công trường thủ công, các công ty thương mại, các đồn điền lớn,…lần lượt ra đời, có quy mô ngày càng lớn.

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

- Biến đổi về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

+ Những giáo lí lỗi thời của Giáo hội Thiên Chúa là chỗ dựa của chế độ phong kiến chuyên chế, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

 

Câu 16: Nêu nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.

Trả lời:

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:

+ Cuối thế kỉ XI, do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi.

+ Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành các thành phố, gọi là thành thị trung đại.

+ Ngoài ra, còn có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.

Câu 17: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở đâu?

Trả lời:

Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV) sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

Câu 18: Cho tư liệu sau: “Trong đời sống của mỗi người cái nghĩa vụ vĩ đại là đối với Tổ Quốc (Ma-ki-a-vê-li)”.

(Theo Nguyễn Gia Phu…, Lịch sử thế giới trung đại, Sdd, tr.116)

Tư liệu trên phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?

Trả lời:

Tư liệu trên phản ánh quan điểm của các nhà văn hóa về nghĩa vụ của con người. Theo đó, các nhà văn hóa cho rằng: nghĩa vụ cao quý và thiêng liêng nhất của con người là cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc, cho đất nước.

 

Câu 19: Giải thích câu nói của C.Mác: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”

Trả lời:

“Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại” vì:

- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc của các lãnh địa phong kiến, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.

- Thành thị ra đời góp phần giải thể chế độ nông nô trong các lãnh địa phong kiến.

- Thành thị ra đời góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở Tây Âu.

Câu 20: Hãy tóm tắt nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo qua bảng sau:

Tên phong trào

Nội dung

1. Phong trào văn hóa Phục hưng

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

Trả lời:

Tên phong trào

Nội dung

1. Phong trào văn hóa Phục hưng

- Lên án giáo hội Thiên Chúa giáo đã lỗi thời, lạc hậu.

- Đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị con người.

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

- Đại diện tiêu biểu: Ph. Ra-bơ-le, R. Đê-các-tơ, Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Cô-péc-ních, M. Séc-van-téc, W. Sếch-xpia,...

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, nghi lễ phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay