Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI

Câu 1: Chỉ ra mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc?

Trả lời:

- Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc:

+ Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn: có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện quan hệ phong kiến.

+ Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc đặc biệt vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh.

+ Mâu thuẫn giai cấp làm bùng lên bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn

⇨ Dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.

Câu 2: Hãy cho biết vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ.

Trả lời:

- Vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ:

+ Sông Ấn và sông Hằng có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Ấn.

+ Hai bờ của sông Ấn, khoảng 2.500 năm TCN xuất hiện thành thị của người Ấn. Khoảng 1500 năm TCN một số thành thị hình thành trên lưu vực sông Hằng. Những thành thị – tiểu Vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa.

+ Thế kỉ VI TCN đạo Phật ra đời. Cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca đưa Ma-ga-đa trở nên một đất nước hùng mạnh.

 

Câu 3: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Sau hàng ngàn năm xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc (khoảng thế kỉ VIII – V TCN), nhờ sự phát minh ra thuật luyện sắt, cải tiến sản xuất nông nghiệp, mở rộng ruộng đồng, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở đó, xã hội Trung Quốc cũng đổi thay, dần dần phân hóa thành hai giai cấp mới:

+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

+ Bản thân giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

Câu 4: Nêu nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.  

Trả lời:

- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.

⇒ Nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.

Câu 5: Thời đại nào được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến?  Sự thịnh vượng đó được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Thời Đường được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời phong kiến

- Biểu hiện: Thời phong kiến, nhà Đường ở Trung Quốc phát triển toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại.

* Về chính trị:

– Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương:

+ Nhà Đường cử người thân tín cai quản các địa phương.

+ Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.

+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

– Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.

* Về kinh tế:

– Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế.

– Nhà nước lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.

- Nhà nước quan tâm đến sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Nhà Đường có quan hệ buôn bán với với hầu hết các nước ở châu Á.

- Thời nhà Đường, “Con đường Tơ lụa” hình thành.

* Về văn hóa:

– Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống. Phật giáo tiếp tục phát triển.

– Thành lập nhiều cơ quan ghi chép sử.

– Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

* Về đối ngoại:

- Đem quân chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên. - Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục,...

Câu 6: Đến thế kỉ bao nhiêu Ấn Độ mới thống nhất trở thành một quốc gia rộng lớn? Trình bày khái quát về lịch sử phong kiến ở Ấn Độ.

Trả lời:

- Đến thế kỉ IV dưới vương triều Gúp-ta Ấn Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn.

- Khái quát về lịch sử phong kiến ở Ấn Độ:

+ Trải qua hàng ngàn năm tồn tại, phải đến thế kỉ IV – dưới thời Vương triều Gúp-ta, Ấn Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn.

+ Với sự xuất hiện và phát triển nghề rèn sắt và các nghề luyện kim khác, kinh tế Ấn Độ nhanh chóng được nâng cao và trên cơ sở đó, những quan hệ sản xuất phong kiến hình thành và thống trị.

+ Trải qua nhiều thế kỉ tồn tại, Ấn Độ đã từng bị người Thổ Nhĩ Kì xâm lược và thống trị với Vương triều Hồi giáo Đê-li và sau đó là Vương triều Mô-gôn của người Mông Cổ.

+ Mặc dù có một thời kì ổn định do chính sách hòa hợp tôn giáo của nhà nước, đến thế kỉ IX, Ấn Độ phong kiến suy yếu và bị thực dân Anh xâm chiếm.

 

Câu 7: Chế độ quân điền là gì? Trình bày nội dung và tác dụng của chế độ quân điền ở Trung Quốc thời phong kiến nhà Đường?

Trả lời:

- Chế độ quân điền là lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân.

- Nội dung của chế độ quân điền:

+ Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.

+ Các quan lại, tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối

- Tác dụng:

+ Nông dân yên tâm sản xuất.

+ Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.

+ Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

Câu 8: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta? Sự thịnh đạt của Ấn Độ dưới triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta:

+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ.

+ Đến đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta.

- Sự thịnh đạt dưới thời Gúp-ta:

+ Dưới thời Vương triều Gúp-ta lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ.

+ Thời Gúp-ta, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc: Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bản trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

+ Dưới Vương triều Gúp-ta đạo Phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá),...

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit (chữ Phạn). Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...

+ Văn học: Văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học Hindu – mang tinh thần và triết lí Hindu giáo rất phát triển.

 

Câu 9: Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam?

Trả lời:

  • Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981.
  • Nhà Tống xâm lược Đại Việt (1075-1077).
  • Quân Mông-Nguyên xâm lược Đại Việt (1258- 1288).
  • Nhà Minh xâm lược Đại Ngu (1406-1407).
  • Nhà Minh đặt ách cai trị ở nước ta (1407- 1427).
  • Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789).

Câu 10: Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li.

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li:

+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.

+ Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li.

Câu 11: Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu về văn học nhất vì các bộ tiểu thuyết như Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký,... đều rất xuất sắc, là tuổi thơ và là một phần không thể thiếu mỗi dịp nghỉ hè.

Câu 12: Vương triều Đê-li có vị trí như thế nào đối với Ấn Độ thời phong kiến?

Trả lời:

- Vị trí của vương triều Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

Câu 13: Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

Trả lời:

  • Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
  • Các thành thị Bắc Kinh, Nam Kinh là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế lớn.
  • Thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp.
  • Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc.

Câu 14: Vương triều nào là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ? Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều đó.

Trả lời:

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ

- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Mô-gôn:

+ Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, những người này tấn công lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li.

+ Người Mông Cổ lập ra Vương triều Mô-gôn.

 

Câu 15: Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, nhà nước nào đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc? Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà nước này thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nhà Tống đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc.

- Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tống:

+ Nhà Tống thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...

+ Nhà Tống có nhiều phát minh quan trọng như: la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in,...

Câu 16: Vì sao nói thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới? Biểu hiện của sự phát triển đó.

Trả lời:

- Thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới vì: thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã thi hành nhiều chính sách tích cực để đưa đất nước Ấn Độ thịnh vượng về chính trị, kinh tế, xã hội. Cụ thể:

+ Về chính trị: Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. Tiến hành sửa đổi pháp luật.

+ Về kinh tế: Đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường,... Trong nông nghiệp, ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển. Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động chính.

+ Về xã hội: Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo như xóa bỏ kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền của Hồi giáo,... đồng thời đề ra biện pháp nhằm ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Câu 17: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của từng tôn giáo?

Trả lời:

- Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm 3 tôn giáo chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

- Đặc điểm của từng tôn giáo:

❖             Nho giáo:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.

- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...

❖             Đạo giáo:

- Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Quốc.

- Đạo giáo tôn Lão Tử (Thái thượng Lão Quân) làm giáo chủ.

❖             Phật giáo:

- Phật giáo ở Trung Quốc cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.

- Các nhà sư Trung Quốc đã tin tưởng sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Quốc để truyền đạo.

Câu 18: Trình bày văn hóa Ấn Độ. Em có nhận xét gì về văn hóa Ấn Độ.

Trả lời:

- Văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các phương diện chính: tôn giáo, chữ viết, văn học

  • Về tôn giáo:

- Đạo Bà La Môn: Dưới Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hindu – tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay.

- Đạo Phật: Trong quá trình hình thành và phát triển có sự phân hóa thành hai giáo phải là Đại thừa và Tiểu thừa và tiếp tục phát triển mạnh trong thời Gúp-ta.

- Đạo Hồi: Được du nhập vào Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li và phát triển thành một tôn giáo ở Ấn Độ.

  • Chữ viết – văn học:

– Chữ viết Ấn Độ ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính, là nguồn gốc của chữ Hindu hiện nay.

– Văn học:

+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hindu phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,...

+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định.

– Nghệ thuật kiến trúc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (kiến trúc Hin-đu, kiến trúc Phật giáo).

+ Trên đất Ấn Độ tồn tại hàng vạn công trình nghệ thuật độc đáo; điều đó không chỉ phản ánh trình độ văn hóa phát triển của Ấn Độ mà còn là những mẫu mực cho nghệ thuật của các nước Đông Nam Á.

⇒ Nhận xét: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

 

Câu 19: Em có nhận xét gì về chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh?

Trả lời:

- Nhận xét về chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh:

+ Dưới các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, xã hội phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển về mọi mặt và giữ vững vị trí hùng cường của mình.

+ Tuy nhiên, đến cuối thời Minh (các thế kỉ XVI – XVII), những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành ở các đô thị và từng bước phát triển. Chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển dần sang giai đoạn suy thoái.

+ Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn. Vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh, mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc, đã làm bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn, hoặc dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.

Câu 20: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

Trả lời:

- Một số thành tựu văn hóa của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam).

+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

+ Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay