Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy vẽ trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia.

Trả lời:

  • Trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia:

Câu 2: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang ở vương quốc Lào

Trả lời:

– Đối nội:

+ Chia đất nước thành các mường.

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh.

– Đối ngoại:

+ Trao đổi, buôn bán với các nước châu Âu và các nước láng giềng được mở rộng.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.

 

Câu 3: Trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

  1. a) Sự hình thành:
  • Nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XII:
    • Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi: Vương quốc Pa-gan mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển Vương quốc Mi-an-ma.
    • Ở lưu vực sông Chao Phraya: Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.
    • Trên bán đảo Đông Dương: Đại Việt, Chăm-pa và Vương quốc Campuchia của người Khơ-me.
    • Trên đảo Xu-ma-tra: Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh.
  • Thế kỉ XIII: quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á => Đòi hỏi sự liên kết giữa các quốc gia, tộc người để chống ngoại xâm.
    • Vương quốc A-út-a-thay-a chinh phục Su-khô-thay, thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).
    • Vương quốc Lan Xang thành lập (Lào ngày nay).
    • Các nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tra và Gia-va (In-đô-nê-xi-a) thống nhất dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít.
    • Vương quốc Ma-lắc-ca thành lập và ngày càng hưng thịnh.
  1. b) Sự phát triển:
  • Chính trị:
    • Bộ máy nhà nước dần được củng cố, tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp.
    • Hoàn thiện luật pháp với nhiều bộ luật mới: Si-va-sa-xa-na (In-đô-nê-xi-a), Hình thư (Đại Việt),...
  • Kinh tế: phát triển nông nghiệp lúa nước, giao lưu buôn bán bằng đường biển.

Câu 4: Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co

Trả lời:

Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, ngoại giao,...

  • Chính trị
    • Các vương triều ra sức củng cố quyền lực, quan tâm đến đời sống nhân dân.
    • Vua Giay-a-vác-ma II: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám, chữa bệnh trên khắp đất nước.
  • Kinh tế:
    • Nông nghiệp: đào nhiều hồ, kênh mương để dự trữ và điều phối nước tưới.
    • Đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,...
    • Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,...
  • Ngoại giao: sử dụng vũ lực để không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
    • Lãnh thổ mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phraya và trung lưu sông Mê Công.
    • Năm 1190: tiến đánh và biến Chăm-pa thành một tỉnh của mình.

=> Trong thời kì Ăng-co, Campuchia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất ở Đông Nam Á.

Câu 5: Hãy cho biết thời kì thịnh vượng của vương quốc Lào vào khoảng thời gian nào? Trình bày biểu hiện của sự phát triển đó.

Trả lời:

- Thời thịnh vượng của nước Lan Xang từ thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVII, nhất là dưới triều vua Xu-li-nha Vong-xa. Thời này, quân và dân Lào đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện.

- Những biểu hiện phát triển:

  • Về tổ chức nhà nước:

+ Chia đất nước thành 7 mường (tỉnh).

+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.

+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.

  • Về kinh tế, xã hội:

+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển.

+ Việc khai thác các sản vật quý được coi trọng.

+ Trao đổi buôn bản vượt ra ngoài biên giới.

+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.

Câu 6: Nhận xét của em về hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?

Trả lời:

Vương quốc Ma-lắc-ca nằm ở vị trí địa lí rất thuận lợi, có eo biển nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

=> Hoạt động kinh tế phát triển mạnh mẽ, là nơi diễn ra quá trình buôn bán, giao lưu thương mại của nhiều nền kinh tế lớn:

  • Trung Quốc: bán đồ sứ, tơ lụa, gương.
  • Ấn Độ: bán ngọc trai, vải bông mịn.
  • Gia-va và Xu-ma-tra: bán thóc lúa, gia vị, vàng, trâu bò,...
  • Tây Á và châu Âu: bán hàng len.
  • Đông Nam Á lục địa: bán gỗ trầm, gỗ đàn hương, đá quý, hồ tiêu, hương liệu.

 

Câu 7: Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co.

Trả lời:

Thời kì Ăng-co

Chính trị

Đất nước thống nhất và ổn định, các vương triều ra sức củng cố quyền lực và quan tâm đến đời sống nhân dân.

Kinh tế

- Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Khai thác thuỷ hải sản và thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu.

Ngoại giao

Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

Văn hoá

Xây dựng được một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Câu 8: Nội dung mục 1,2,3 phù hợp với nội dung nào trong mục a,b,c dưới đây:

  • Mục 1,2,3:
  1. Tổ chức nhà nước
  2. Kinh tế, xã hội
  3. Đối nội
  4. Đối ngoại
  • Mục a,b,c:
  1. Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.
  2. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển.
  3. Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.
  4. Trao đổi, buôn bán với các nước châu Âu và các nước láng giềng được mở rộng.

Trả lời:

1-c, 2-b, 3-a, 4-d

Câu 9: Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa thế nào?

Trả lời:

  • Đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á - bắt đầu bước vào thời đại văn minh.
  • Giúp con người ghi nhớ lịch sử, ghi chép thông tin, vượt xa ra khỏi ngôn ngữ nói thông thường.
  • Là công cụ cho việc truyền đạt tiếp thu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách chính xác nhất => Thế hệ con cháu có thể hiểu hơn về lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và lịch sử thế giới cổ đại nói chung.

Câu 10: Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của Campuchia mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

  • Khu vực đền Sambor Prei Kuk hay còn gọi là "ngôi đền trong rừng rậm" có niên đại từ thế kỷ XVI-XVII, nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Nơi này từng có tên là Ishanapura - được coi là thủ đô đầu tiên của đế chế Chân Lạp cổ. Đây là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ VI và thế kỷ VII, trước khi đế chế Khơ-me ra đời. Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Đền được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường thốt nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khơ-me cổ thời kì tiền Ăng-co và ít chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.

Câu 11: Trình bày hiểu biết của em về Thạt Luổng của Vương quốc Lào?

Trả lời:

Thạt Luổng là công trình kiến trúc đồ sộ gồm một tháp lớn hình nậm rượu đặt trên đế hình hoa sen, dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu nhưng lại tạo thành bố múi có đáy vuông. Xung quanh bệ tháp là một dãy tháp thu nhỏ. Hình ảnh quả bầu trên đỉnh Thạt Luổng thể hiện nét rất riêng của kiến trúc Lào. Di tích này được công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1992.

Câu 12: Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Trục thời gian thể hiện các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thể kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

 

Câu 13: Những ý kiến dưới đây phản ánh đúng hay sai sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co?

  1. Vương triều tăng cường củng cố quyền lực
  2. Nhà vua quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như lập cơ sở khám bệnh, mở đường giao thông,...
  3. Nhiều hồ, kênh mương được xây dựng tạo nền tảng cho nông nghiệp phát triển
  4. Người Khơ-me đã giành chiến thắng trước sự tấn công của người Thái vào thế kỷ XV

Trả lời:

Đúng: a,b,c

Sai: d

Câu 14: Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là ai? Trình bày quá trình hình thành của vương quốc Lào.

Trả lời:

- Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là người Khạ, sau này gọi là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng và đồ sắt có từ hàng ngàn năm trước.

- Quá trình hình thành của vương quốc Lào:

+ Ban đầu chủ nhân là người Lào Thơng. Mãi đến thế kỉ XIII, mới có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến dây gọi là người Lào Lùm.

+ Cuộc thiên di này mang tính chất hòa hợp, không có xung đột xảy ra. Sự liên kết của các bộ tộc Lào là nhân tố chủ yếu dẫn tới sự thành lập nước Lan Xang.

Câu 15: Một trong những thành tựu nổi bật của Campuchia thời Ăng-co về chính sách đối ngoại là gì?

Trả lời:

- Chính sách đối ngoại của Campuchia thời Ăng-co:

+ Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.

+ Các vị vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua những cuộc tấn công quân sự.

- Trong đó nổi bật nhất là Campuchia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.

 

Câu 16: Vì sao Vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co?

Trả lời:

- Kinh đô của Vương quốc là Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

- Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu tháp Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

- Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

=> Vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co

Câu 17: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào

Trả lời:

- Chữ viết: Từ chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma, người Lào đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình.

- Tôn giáo: Đạo Hindu và đạo Phật là hai tôn giáo chính ở Lào.

- Văn hóa dân gian: Cư dân Lào thích ca múa nhạc nên đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở như điệu múa hoa Chăm-pa,..

- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng, tiêu biểu nhất là Thạt Luổng.

Câu 18: Em có nhận xét gì về nền kinh tế của Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

- Nền kinh tế của Campuchia thời Ăng-co phát triển đa dạng:

+ Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngư nghiệp: Cư dân đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,...

+ Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp. Họ xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, khu den Bay-on...

 

Câu 19: So sánh sự phát triển kinh tế của Vương quốc Lào thời Lan Xang và Vương quốc Campuchia thời Ăng-co.

Trả lời:

Vương quốc

Sự phát triển kinh tế

Lào thời Lan Xang

- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển

- Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.

- Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới.

- Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.

Campuchia thời Ăng-co

- Kinh tế có bước phát triển, nhất là nông nghiệp.

- Người ta biết đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước tưới

như: hồ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông.

- Cư dân đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,...

- Nhiều thợ thủ công Campuchia biết làm đồ trang sức. chạm khắc trên các bức phù điêu bằng đá của đền, tháp rất khéo léo

Câu 20: Lập bảng thống kê các giai đoạn lịch sử lớn của Lào

Thời gian

Sự kiện

1. Đầu thế kỉ XIII

2. Thế kỉ XIV

3. Thế kỉ XV -XVI

4. Thế kỉ XVIII

 

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

1. Đầu thế kỉ XIII

Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào gọi là các mường cổ.

2. Thế kỉ XIV

Pha Ngừm thống nhất các mường đặt tên nước là Lan Xang.

3. Thế kỉ XV -XVI

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng.

4. Thế kỉ XVIII

Vương quốc Lan Xang suy yếu dần. Sau đó (1893) Lào bị thực dân Pháp xâm lược.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay