Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Đất nước dưới thời các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Đất nước dưới thời các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (939-1009)
Câu 1: Sau chiến thắng lịch sử nào Ngô quyền đã chính thức xây dựng nền độc lập ở nước ta? Địa điểm đóng đô ở đâu?
Trả lời:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền quyết định xưng vương năm 939, bỏ hệ thống chính quyền cũ, xây dựng nhà nước mới: bỏ chức Tiết độ sứ
- Ngô Quyền đã lựa chọn đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 2: Sự kiện lịch sử nào đã cho ra đời tên nước là Đại Cồ Việt của nước ta?
Trả lời:
- Sự kiện lịch sử: Năm 968, sau khi dẹp yên loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử của Ngô Quyền
Trả lời:
- Ngô Quyền: sinh ngày 12 – 3 năm Đinh Tỵ (897)
+ Quê quán: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm – Ba Vì – Hà Nội
+ Xuất thân từ một gia đình võ tướng. Cha ông là Ngô Mân, đã từng giữ chức Châu mục Châu Phong.
+ Lớn lên, Ngô Quyền mặt mũi khôi ngô, có sức khỏe phi thường, lại có trí thông minh khác thường. Thấy vậy, Dương Đình Nghệ cho làm tưởng và gả con gái. Nghe tin Kiều Công Tiễn giết chủ tướng, Ngô Quyền lập tức đem quân về trừng trị. Lúc đó Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán sang giúp. Nhân cơ hội này, nhà Nam Hán sai Hoằng Tháo mang quân xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã cho xây trận địa và đóng cọc ở sông Bạch Đằng rồi bố trí quân mai phục. Khi quân Hoằng Tháo vào, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến, chờ đến khi nước rút xuống Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân Hoằng Tháo bại trận và bị giết hơn một nửa.
+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương năm 939, lập ra triều Ngô.
Câu 4: Những việc làm nào của Đinh Tiên Hoàng là sự khẳng định cao hơn vị thế độc lập Đại Cồ Việt?
Trả lời:
- Chính quyền thời Đinh được kiện toàn thêm một bước:
+ Ở trung ương, đứng đầu là hoàng đế có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng.
+ Ở địa phương, chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
- Nhà vua phong vương cho các hoàng tử, cử các tướng lĩnh thân cận: Đinh Điền, Lê Hoàn, Phạm Hạp... nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Ông cho xây cung điện, đúc tiền để lưu hành trong nước.
- Về luật pháp, nhà Đinh dùng luật lệ để xử rất nghiêm những người bị tội nặng.
-Vê quân đội, nhà Đinh tổ chức quân đội gồm 10 đạo với hai bộ phận:
+ Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân địa phương: Đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa tập luyện, vừa làm ruộng.
- Về đối ngoại, nhà Đinh sai sứ sang giao lưu với nhà Tống.
Câu 5: Nguyên nhân do đâu khiến nhà Ngô sụp đổ dẫn đến tình trạng nhân dân phải chịu cảnh cơ cực chết chóc?
Trả lời:
- Nguyên nhân khiến nhà Ngô sụp đổ dẫn đến tình trạng loạn 12 sứ quân:
+ Năm 944, Ngô vương mất, các con của ông không đủ uy tín giữ vững chính quyền, nội bộ lục đục, chia rẽ, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng.
+ Nhân cơ hội đó, các hào trưởng địa phương chiếm giữ vùng đất của mình, không thần phục triều đình, đem quân chống đánh lẫn nhau, mỗi người chiếm cứ một vùng.
+ Đến năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. Nhân dân lại phải chịu cảnh khổ cực, chết chóc.
Câu 6: Trình bày hoàn cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)
Trả lời:
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh lục dục: Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị ám sát. Con trai thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi.
+ Lúc này, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó, năm 980 được tin triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
+ Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
Câu 7: Ai là người đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước? Quá trình thống nhất đất nước được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Đinh Bộ Lĩnh là người đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước
- Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
+ Trong lúc đất nước lâm vào tình trạng rối ren do loạn 12 sứ quân. Nhà Tống lại đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Trước tình hình rối loạn đó, ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.
+ Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương.
+ Trong hai năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, ông đã liên kết các bạn chiến đấu, xây dựng lực lượng, quyết tâm đánh dẹp các sứ quân. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh.
Câu 8: Cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Diễn biến:
+ Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy, theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.
+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến. Nhiều trận chiến đã diễn ra ở Lục Đầu Giang Bạch Đằng, Tây Kết,... khiến quân giặc bị tổn thất nặng nề. Tướng Hầu Nhân Bảo bị tử trận. Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Cổ Loa là kinh đô cũ của nhà nước Âu Lạc, cũng chính là kinh đô đầu tiên của nước ta.
- Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô nước Việt vừa thể hiện sự biết ơn đối với cha ông, với cội nguồn dân tộc, vừa góp phần nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.
=> Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần đã đánh giá cao ý tưởng này khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”.
Câu 10: Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình nói lên điều gì? Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất:
Xem mình là vua một nước lớn mạnh. |
|
Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng. |
|
Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc). |
|
Không phụ thuộc vào bất cứ một một nước nào. |
Trả lời:
Xem mình là vua một nước lớn mạnh. |
|
Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng. |
|
Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc). |
x |
Không phụ thuộc vào bất cứ một một nước nào. |
Câu 11: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?
Trả lời:
- Có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lập ra chính quyền mới.
- Cho thấy nỗ lực trong việc xây dựng nền độc lập, tự chủ, vị thế ngang hàng không thua kém gì các nước khác, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
Câu 12: Trình bày hiểu biết của em về cố đô ở Hoa Lư?
Trả lời:
Hoa Lư là một vùng đất hẹp, xung quanh có nhiều núi. Nhà Đinh cho xây dựng các bức tường để nối các dãy núi hình thành hai khu vực: thành Nội và thành Ngoại. Trong thành có cung điện, có chùa Nhất Trụ, tháp Báo Thiên. Bên ngoài thành là nhân dân sinh sống.
Câu 13: Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.
Trả lời:
- Có công lớn trong việc giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- Bước đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.
Câu 14: Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền nhà Đinh?
Trả lời:
- Tổ chức chính quyền nhà Đinh:
+ Tổ chức chính quyền thời Đinh Được xây dựng từ trung ương đến địa phương khá quy củ, với nhiều cấp hành chính. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực cao nhất.
+ Đinh Bộ Lĩnh tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc so với thời Ngô Quyền.
+ Hệ thống tiền tệ được thống nhất trong cả nước là minh chứng rõ nét cho sự thống nhất đất nước.
+ Công cuộc bảo vệ đất nước với việc xây dựng quân đội thường trực và “bảo vệ đất nước từ xa” - giao hảo với nhà Tống cũng được quan tâm.
Câu 15: Trình bày nguyên nhân diễn ra loạn 12 sứ quân.
Trả lời:
- Nguyên nhân diễn ra loạn 12 sứ quân:
+ Năm 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn.
+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại.
+ Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Câu 16: Em hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê với thời Ngô?
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương ương tập quyền
+ Vua đứng đầu có quyền quyết định mọi việc dưới vua đều có quan lại giúp việc (quan văn, quan võ)
+ Đất nước đều thống nhất
+ Những khu vực trọng yếu đều có quan lại cai quản.
- Khác nhau:
Nhà Ngô |
Nhà Tiền Lê |
- Là kết quả của cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán - Bộ máy chính quyền còn đơn giản |
- Là kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống - Tổ chức bộ máy có sự phát triển hơn trước - Xuất hiện các quan đại thần như thái sư, đại sư - Tổ chức hành chính hoàn chỉnh hơn trước |
Câu 17: Loạn 12 sứ quân đã để lại những hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ?
Trả lời:
- Hậu quả:
+ Loạn 12 sứ quân đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh chiếm lẫn nhau.
+ Trước tình hình đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Câu 18: Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
Trả lời:
- Nếu là Đinh Tiên Hoàng, em vẫn sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Vì: kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án.
Câu 19: Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã để lại công lao gì cho đất nước buổi đầu độc lập?
Trả lời:
– Công lao của Ngô Quyền: Ông là người có công đánh bại quân xâm lược nhà Hán, chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỷ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
– Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cứ loạn 12 sứ quân đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
– Dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
Câu 20: Theo em, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) có ý nghĩa lịch sử gì?
Trả lời:
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt.