Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 6: Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527); 7: Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527); 7: Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6+7 (PHẦN 1)

Câu 1: Trong 20 năm đô hộ nước ta nhà Minh đã thi hành những chính sách tàn bạo và thâm độc như thế nào?

Trả lời:

- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.

+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.

+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.

Câu 2: Bộ máy chính quyền nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

  • Tổ chức bộ máy chính quyền

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.

- Bộ máy chính quyền thời Lê sơ từng bước được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.

+ Ở trung ương: Bãi bỏ tướng quốc, đại tống quân, hành khiển. Hoàng đế nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp vua có 6 bộ: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Công. Các cơ quan chuyên môn gồm: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

+ Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên do ba ti cai quản đó là Đô ti (quân sự), Hiến ti (xử án), Thừa ti (hành chính). Dưới đạo thừa ti là phủ, huyện/châu và xã.

 

Câu 3: Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

  • Năm 988: Vương triều Vi-giay-a ra đời, mở ra thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
  • Những diễn biến chính về tình hình chính trị:

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

- Sau khi nhà Minh đánh bại cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền đô hộ trên khắp nước ta.

- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.

+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.

+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.

- Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh đã gây ra sự căm phẫn của dân tộc ta đối với quân xâm lược, nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại chúng để giải phóng dân tộc.

=> Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 5: Trình bày tổ chức quân đội thời Lê Sơ.

Trả lời:

- Thời Lê sơ xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”

- Quân đội có hai bộ phận: quân ở triều đình và quân địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh.

- Việc luyện tập quân đội được tổ chức đều dặn hằng năm. Các vùng biên giới dược phòng vệ vững chắc.

Câu 6: Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa. Hoạt động nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:

  • Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
  • Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
  • Thương mại đường biển phát triển mạnh mẽ, nhiều hải cảng được mở rộng.
  • Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...

Hoạt động khiến em ấn tượng nhất là sự phát triển của các nghề thủ công vì sản phẩm gốm thời kì này rất đẹp và tinh xảo.

 

Câu 7: Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động tiến quân ra Bắc như thế nào?

Trả lời:

- Tháng 9-1426, trên đà thắng lợi, dựa vào cơ sở của vùng mới giải phóng. Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiến công ra Bắc theo ba hướng để vừa ngăn chặn giặc từ Vân Nam sang, vừa giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút của giặc từ Nghệ An về Đông Quan và tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhờ tinh thần chiến đấu và những chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy nhiệt liệt ủng hộ và tham gia chiến đấu. Các vùng đất nước lần lượt được giải phóng.

Câu 8: Thời vua Lê Thánh Tông bộ luật hoàn chỉnh nào đã được ban hành? Nêu nội dung của bộ luật.

Trả lời:

- Thời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật hoàn chỉnh được ban hành là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật với nội dung:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ phụ nữ.

 

Câu 9: Trình bày những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

  • Tôn giáo - tín ngưỡng:
  • Hindu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
  • Phật giáo tiếp tục phát triển.
  • Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi.
  • Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện.
  • Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung.
  • Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng.

Câu 10: Cuối năm 1426 – cuối năm 1427 khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng với hai chiến thắng nào?

Trả lời:

- Cuối năm 1426 – cuối năm 1427 khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng với hai chiến thắng:

+ Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (10-1427)

 

Câu 11: Xã hội nước ta dưới thời Lê Sơ phân hóa như thế nào?

Trả lời:

– Xã hội phân hóa thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt: tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Tầng lớp dưới của xã hội gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân,

nô tì.

+ Nông dân: là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà

nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại để cày cấy và nộp tô cho họ.

+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì là tầng lớp dưới của xã hội, số lượng ngày càng giảm.

Câu 12: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ?

Trả lời:

- Mười năm liên tục chiến đấu anh dũng, mưu trí, từ một nhóm nghĩa quân nhỏ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển lên thành một lực lượng hùng mạnh trên 35 vạn người, hàng trăm tướng tá, lần lượt giải phóng hết vùng này đến vùng khác và cuối cùng hoàn toàn đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi oanh liệt đó do các nguyên nhân sau:

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc.

+ Toàn dân đã đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều hy sinh để giành thắng lợi cuối cùng.

+ Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ kiệt xuất như Lê Lợi và Nguyễn Trãi, cùng những vị tướng tài như Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Nguyễn Biểu,... Họ là những người có đức tính hy sinh, chịu đựng gian khổ và luôn thể hiện tài năng thao lược của mình về quân sự và ngoại giao.

+ Khởi nghĩa quân Lam Sơn đã quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của mọi tầng lớp nhân dân, đã duy trì trong lòng dân và được nhân dân bảo vệ.

 

Câu 13: Tác phẩm nào được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Đại Việt? Nêu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm và tác giả biên soạn.

Trả lời:

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được mệnh danh bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt) của nước Đại Việt.

- Hoàn cảnh: Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi do Nguyễn Trãi biên soạn.

Câu 14: Trình bày tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

1. Tôn giáo

- Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn trong xã hội.

- Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

2. Văn học

– Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của Hội Tao Đàn,...

– Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập,

Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,...

– Văn học chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập

giới cô hồn quốc ngữ văn,...

- Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào

dân tộc.

3. Sử học và địa lí

– Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ, An Nam bình thăng đồ,...

4. Toán học

Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

5. Y học

Bản thảo thực vật toát yếu.

6. Nghệ thuật sân khấu

Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.

Nhã nhạc cung đình ngày càng phát triển.

7. Kiến trúc

– Kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh

(Thanh Hóa).

– Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, đồ gốm,... tinh xảo với nhiều tác phẩm

được lưu truyền đến ngày nay.

8. Giáo dục

– Xây dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.

– Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại.

– Cho lập bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt.

Câu 15: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời:

- Ý nghĩa lịch sử

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi đã kết thúc hai mươi năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã đưa đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

 

Câu 16: Nguyễn Trãi đã hỗ trợ Lê Lợi như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

- Nguyễn Trãi đã tham mưu cho Lê Lợi phép dùng binh là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi.

- Nguyễn Trãi ở bộ phận tham mưu. Ý kiến tham mưu của ông trong các trường hợp được Lê Lợi nghe theo.

- Nguyễn Trãi được thay mặt Lê Lợi đảm nhiệm những công việc quan trọng như viết thư chiêu hàng, thảo hịch, ra tuyên cáo, vào thành thương thảo với Vương Thông.

- Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt) của nước Đại Việt.

Câu 17: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của thời Lê Sơ?

Trả lời:

- Thời Lê Sơ thực hiện chính sách kiên quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia như mở rộng biên giới về phía nam.

- Năm 1471, biên giới Đại Việt đã mở rộng đến khu vực tỉnh Phú Yên ngày nay.

Câu 18: Hãy cho biết vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

  • Vai trò của Lê Lợi

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển về chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, là người mở đường, khai sáng cho cuộc khởi nghĩa.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là Hội thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

- Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa. Không có Lê Lợi, không có khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất.

- Lê Lợi đã tập hợp được nhiều nhân tài, hào kiệt và các lực lượng, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để tổ chức kháng chiến, chống quân giặc.

- Lê Lợi biết dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu. Đây là một cống hiến, sáng tạo to lớn về nghệ thuật, đường lối quân sự của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại bài học lịch sử quý giá.

- Lê Lợi còn là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh “vây thành diệt viện”. Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng – Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

 

Câu 19: Nhân vật lịch sử nào là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1424? Trình bày vai trò của nhân vật đó trong cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

- Nguyễn Chích là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1424.

- Vai trò của Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Tháng 10-1424, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có một hội nghị quân sự rất quan trọng. Tại hội nghị này, Nguyễn Chích đã hiến kế xuất sắc, đó là tiến quân đánh Nghệ An, được Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiệt liệt tán thành.

+ Từ tháng 10-1424 trở đi, Nguyễn Chích thường hầu cận bên cạnh Lê Lợi và đóng góp cho Lê Lợi cũng như Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiều ý kiến giá trị. Ông có mặt thường xuyên trong Bộ chỉ huy Lam Sơn và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 20: Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thời Lê sơ đã thi hành những chính sách, biện pháp gì?

Trả lời:

- Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thời Lê sơ đã:

+ Đặt ra các quan chuyên trách như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ để trông coi sản xuất nông nghiệp.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã. Nhờ đó, nông dân phấn khởi sản xuất, hãng hải lao động.

+ Nhà nước cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh việc khẩn hoang và lập đồn điền nhằm khai thác tối đa diện tích canh tác.

+ Nhà nước cho tiến hành công tác thủy lợi khẩn trương như: khơi kênh, đào sông, đắp đê, bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Nhờ những biện pháp trên nên đã động viên sức lao động của nông dân, từ đó năng suất lao động tăng lên, đời sống nhân dân no đủ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay