Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 22: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 22: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 23: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

 (21 câu)

 

  1. NHẬN BIẾT 7 câu)

Câu 1: Em hãy nêu những tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam.  

Trả lời:

Những tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam:

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Câu 2: Nêu những điểm mới trong xu hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.  

Trả lời:

Những điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Mục đích: Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.

- Thành phần tham gia: nhà Nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Câu 3: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 4: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 5: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Trả lời:

Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

- Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp

trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây, qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành.

à Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa, giáo dục

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

- Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa, xã hội

- Văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh; đô thị phát triển ở cả ba miền.

- Xã hội: cơ cấu xã hội thay đổi:

+ Nông dân chiếm đa số, cuộc sống nghèo khổ.

+ Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Số lượng công nhân tăng nhanh.

Câu 7: Hoàn thành niên biểu về hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Thời gian

Địa điểm tới

Trả lời:

Thời gian

Địa điểm tới

5 - 6 - 1911

Châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Năm 1917

Pháp

 

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

“... là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch... hễ mất mùa thì họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời và nhà thờ.”

(Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh người nông dân An Nam, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1, tr. 248 - 249)

Trả lời:

- Tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:

+ Bị áp bức, bị cướp bóc, tước đoạt tài sản.

+ Làm công việc nặng nhọc, lao dịch.

+ Mất mùa, chết đói.

- Nhận xét:

+ Đời sống nhân dân khổ cực, kinh tế kiệt quệ.

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 2: Tại sao những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

Trả lời:

Những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới vì:

- Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam.

- Tác động trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.

Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối vì: Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ. Nguyễn Tất Thành tìm con đường đúng đắn, mang tính chất thời đại, đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Sự giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

- Giống nhau:

+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.

+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

+ Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

- Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.

Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Giai cấp, tầng lớp nào có địa vị khác nhau? Theo em, họ có điểm gì chung?

Câu 5:

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có các giai cấp, tầng lớp cơ bản:

+ Nông dân.

+ Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Công nhân.

- Điểm chung giữa các giai cấp, tầng lớp này:

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 6: Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?

Trả lời:

Tác động về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: văn hóa phương Tây du nhập càng mạnh (lối sống, trình độ học thức, tư duy). 

à Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, mở mang lối sống phương Tây, tư du tiến bộ.

Câu 7: Hãy cho biết sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước?

Trả lời:

Sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước:

 

Nguyễn Tất Thành

Những người đi trước

Mục đích

Tìm một con đường cứu nước mới để dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập thật sự trong đó chủ yếu phải là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

à Cách đuổi giặc cứu nước, làm cách mạng

à Lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng.

Muốn dựa vào các thế lực bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc.

Hướng đi

Hướng sang phương Tây và nước đầu tiên Người chọn là Pháp.

Hướng sang phương Đông (Nhật, Trung Quốc…).

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phan Châu Trinh từng nói “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là chi bằng học”. Em hãy chứng minh câu này nói của Phan Châu Trinh qua các hoạt động yêu nước của ông.

Trả lời:

Các hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh được thể hiện qua câu nói:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

Câu 2: Em hiểu gì về tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh qua hai câu thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Trả lời:

Tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh được thể hiện qua 2 câu thơ: giữa gông cùm, xiềng xích, khí phách và bản lĩnh anh hùng được tôi luyện thêm, tự khẳng định được mình.

Câu 3: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

Bài học rút ra qua hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 4: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Giai cấp tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ với dân tộc

Địa chủ phong kiến

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô.

Nông dân

Làm ruộng, đóng thuế.

Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, giam gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng đông đảo của cách mạng

Công nhân

Bán sức lao động, làm thuê

Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc.

Tư sản

Kinh doanh công thương nghiệp

Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc.

Tiểu tư sản

Làm công ăn lương, buôn bán

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em có đồng ý với quan điểm “chi bằng học” như là con đường ưu tiên để giành độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với quan điểm.

- Giải thích:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: đất nước Việt Nam đã mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp - một kẻ thù văn minh hơn, hùng mạnh hơn (lúc này, Pháp đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp). Mặt khác, kinh tế Việt Nam còn non yếu, phát triển thiếu cân đối; trong xã hội đầy rẫy những hủ tục, tệ nạn; đại bộ phận dân cư có trình độ dân trí thấp,… Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần học hỏi có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Việc học hỏi, tiếp thu những tiến bộ, văn minh của nhân loại sẽ giúp cho: người dân được giác ngộ, thức tỉnh tinh thần dân tộc; mở mang trình độ hiểu biết; có ý thức phát huy tinh thần tự lực, tự cường,… đây chính là một con đường hiệu quả để tiến lên giành lại độc lập cho nước nhà.

Câu 2: Kể tên một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

Trả lời:

Một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam: Bến Nhà Rồng, Cầu Long Biên, Cảng Sài Gòn,….

 

Câu 3: Tại sao các nhà yêu nước của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX lại noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?  

Trả lời:

Các nhà yêu nước của Việt Nam thời bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản là vì: Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc cải cách duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay