Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 2: Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn chủ nghĩa độc quyền của chủ nghĩa tư bản, bao gồm các đặc điểm

+ Kinh tế:

Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính.

Xuất khẩu tư bản.

+ Chính trị:

Có sự phân chia thế giới về kinh tế.

Xuất hiện sự phân chia thế giới về lãnh thổ.

+ Là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Đặc trưng quan trọng nhất: Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Câu 3: Hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa .

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc lột,mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc.

- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2- 9- 1870)

- Quần chúng lao động lật đổ chính quyền Na- pô- nê- ông III (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ.

* Ý nghĩa:

- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa thực sự lớn lao: Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.

Câu 5: Em hãy cho biết nhân dân đã bảo vệ Công xã Paris như thế nào?

Trả lời:

- Được sự hẫu thuẫn của Phổ, ngày 2 – 4, quân đội của “Chính Phủ vệ quốc” bắt đầu tấn công vào Paris. Chiến lũy được dựng lên trên khắp đường phố để bảo vệ Công xã.

- Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ, 150 chiến sĩ công xã đã chiến đấu đến người lính cuối cùng.

Câu 6: Em hãy cho biết những hạn chế trong chính sách đối nội của Mỹ trong giai đoạn chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

Trả lời:

Những hạn chế trong chính sách đối nội của Mỹ trong giai đoạn chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc: đề cao quyền lợi của người da trắng, đối xử bất công với người gốc Phi và hạn chế các quyền lợi của phụ nữ.

Câu 7: Nguyên nhân nào khiến Công xã thất bại dù đã có được lí tưởng đúng đắn là hướng quyền lợi về nhân dân.

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của Công xã Paris:

Do không có chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.

Vô sản Paris còn yếu.

Chủ nghĩa tư bản của Pháp quá mạnh so với một lí tưởng vừa được khai thông còn non nớt.

Thiếu một chính Đảng Mác-xít lãnh đạo.

Chưa liên minh với nông dân.

Câu 8: Giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời của giai cấp công nhân:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,...

 Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản,

trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Trong những năm 30, 40 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức.

Câu 9: Em hãy nêu ý nghĩa và bài học lịch sử của Công xã Paris. 

Trả lời:

* Ý nghĩa lịch sử:

Công xã Paris là một mô hình thu nhỏ của xã hội mới.

Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân.

* Bài học:

Cần phải có một Đảng chân chính lãnh đạo.

Có sự liên minh công – nông.

Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu 10: Phân tích tác động của những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống xã hội loài người.

Trả lời:

Tác động của những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống xã hội: tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.

Câu 11: Trình bày sự hiểu biết của em về Ph.Ăng-ghen.

Trả lời:

Trình bày sự hiểu biết về Ph.Ăng-ghen:

Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố

Bác-men (Đức). Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Anh.

Câu 12: Trình bày sự hiểu biết của em về bài hát Quốc tế ca nổi tiếng, ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871.

Trả lời:

Bài hát Quốc tế ca – ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871:

- Quốc tế ca (nguyên bản tiếng Pháp: L’Internationale) là bài hát ra đời là từ Công xã Paris (1871).

- Năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của hai lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản thế giới là C.Mác và Ăng-ghen ra đời với lời hiệu triệu: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Kể từ đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ mà trung tâm là một số nước châu  u như Anh, Pháp, Đức…, được đánh dấu bằng sự ra đời của Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế (Quốc tế I) năm 1864 tại London (Anh) do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập. Với sự kiện Công xã Pari (1871), nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời - sự thể nghiệm lịch sử đầu tiên về giá trị và ý nghĩa của Tuyên ngôn.

- Chính phủ tư sản Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa của thợ thuyền Paris trong biển máu. Cuộc đấu tranh của các chiến sỹ công xã là nguồn cảm hứng để nhà thơ Ơ-gien Pôt-chi-ê  sáng tác bài thơ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề “Quốc tế”. Năm 1888, một nhạc sĩ công nhân là Pi-e Đơ-gây-te  đã phổ nhạc bài thơ thành bài “Quốc tế ca”.

- Năm 1894, bài Quốc tế ca được in cả bản nhạc và lời ca tại thành phố Lilơ (Pháp), cả người sáng tác nhạc lẫn chủ nhà in bị lùng bắt. Năm 1899, đại hội đầu tiên thống nhất các tổ chức của Đảng xã hội Pháp đã lấy Quốc tế ca làm đảng ca chính thức.

Câu 13: Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2/1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?

Trả lời:

Chế độ phong kiến Nga hoàng sụp đổ vào tháng 2 -1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- Giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

Câu 14: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười? 

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga:

* Với nước Nga:

- Đập tan ách bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công dân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nông dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Câu 15: Em hãy nêu những tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất (1814 – 1817)  gây ra.  

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu  u bị kiệt quệ.

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu  u đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu  u đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

- Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu  u đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

- Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

- Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Câu 16: Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Câu 17: Sưu tầm thêm thông tin, tư liệu và vẽ sơ đồ thể hiện diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Câu 18: Phân tích tác động của những thành tựu tiêu biểu về khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống xã hội loài người.

Trả lời:

Tác động của những thành tựu tiêu biểu về khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người:

- Khoa học tự nhiên:

+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật. 

+ Đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.

- Khoa học xã hội:

+ Lên án bộ mặt của chủ nghĩa tư bản, phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột.

+ Từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

Câu 19: Tháng 4/1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ Uyn-xơn phát biểu: “…đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với phát biểu.

- Giải thích: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. Nhân dân trên thế giới phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới sẽ bùng nổ, diễn ra mạnh mẽ để giành lại sự tự do, độc lập.

Câu 20: Nêu những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

Những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX:

- Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Đến năm 1836, có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng nước Anh.

- Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới (thép, nhôm,...).

- Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

- Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

- Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay