Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đội ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới.

Câu 2: Hãy lập và hoàn thành bảng về diễn biến, ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. 

Trả lời:

Diễn biến

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. 

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Ý nghĩa

- Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

- Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Tác động

Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 3: Theo em, sự kiện tiêu biểu nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao?

Trả lời:

Sự kiện tiêu biểu đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang, giải phóng Cung điện Mùa Đông. Tại đây, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ, chính quyền của giai cấp tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết đại diện cho giai cấp công nhân được thành lập.

Câu 4: Em hãy cho biết vai trò của Lê-nin trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Vai trò của Lê-nin trong Cách mạng Mười Nga năm 1917:

- Luôn giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.

- Trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Mười lịch sử.

- Đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?

Trả lời:

Cách mạng tháng Mười Nga được năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại là vì:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với nước Nga và toàn thế giới.

* Đối với nước Nga:

+ Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu người nước Nga.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gồng xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

+ Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm chính quyền.

* Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của Chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

+ Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chủ nghĩa tư bản.

Câu 6: Em hãy cho biết chúng ta có thể có những cách nào để kiểm soát độc quyền trên thị trường.

Trả lời:

Các biện pháp để kiểm soát độc quyền:

- Đổi mới nhận thức về cạnh tranh, thống nhất quan điểm, đánh giá được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và cần hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

- Tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó sẽ làm giảm đi sụ cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không có động lực.

- Thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng phải nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.

- Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo và duy trì môi trường cạnh tranh.

- Thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt động chủ yếu như những hoạt động liên quan tới việc cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Câu 7: Tại sao nói: “Công xã Paris là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân”?

Trả lời:

Công xã Paris là nhà nước kiểu mới dựa vào các biểu hiện sau:

Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân bầu ra do nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

 Các ủy viên trong công xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể là bị bãi nhiệm.

Các chính sách của công xã Paris đều để phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

 Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.

Câu 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:

- Là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 9: Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường thuộc địa?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa, vì: đối với các nước đế quốc, thị trường và thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:

- Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc.

- Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước đế quốc.

Câu 10: Các thành tựu nào của khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống hiện tại?

Trả lời:

Một số thành tựu khoa học kĩ thuật vẫn để lại dấu ấn đến hiện tại:

- Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn.

- Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng của Lô-mô-nô-xốp.

- Thuyết tiến hóa và di truyền của Đacuyn.

- Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ăng-ghen.

Câu 11: Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu hoặc một danh nhân văn hóa, tác phẩm nổi tiếng trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

- Lút- vích van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, người được mệnh danh “Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn.  m nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao - “ m nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”.

- Một số sáng tác tiêu biểu của Bét-tô-ven:

+ Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)

+ Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)

+ Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)

+ Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)

+ Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ("Định Mệnh" soạn 1804–1808, trình diễn 1808)

Câu 12: C.Mác và P.Ăng-ghen  có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

Năm 1842

- C.Mác là Tổng biên tập Báo sông Ranh (Rhine) – một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ. 

- Ph. Ăng-ghen sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Ăng-ghen đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. 

Năm  1843

- C.Mác bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri (Pháp), Mác tiếp tục hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, xuất bản Biên niên Pháp – Đức. 

Năm 1844

- C.Mác gặp P.Ăng-ghen ở Pa-ri. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của công dân châu Âu. 

Tháng 2 – 1848

- C.Mác và P.Ăng-ghen soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn. 

Năm 1864

- Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C.Mác được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. 

Năm 1889

- Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp, Ph. Ăng-ghen tham gia tích cực có nhiều đóng góp quan trọng. 

Câu 13: Em hãy nêu đôi nét hiểu biết về ngày  Quốc tế lao động 1 – 5.

Trả lời:

Ngày 1-5-1886, tại Si-ca-gô (Chicago) và nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ đã bãi công, biểu tình, đòi ngày làm 8 giờ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề.

Dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Đại Hội lần thứ nhất của Quốc tê thứ hai (1889) đã quyết định lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng lao và đấu tranh chung  của vô sản các nước.

Câu 14: Trình bày một số hiểu biết của em về V.I Lê-nin.

Trả lời:

Một số hiểu biết về Lê-nin:

V.I Lê-nin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

Câu 15: Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thé kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876):

+ Tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

+ Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội. Cùng với những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

- Sự ra đời của các Đảng công nhân:

+ Ở Mỹ, ngày 1 - 5 - 1886, hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ; bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô.  Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác và sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản: Đang Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879),…

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914):

+ Ngày 14 - 7 - 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

+ V. I. Lê-nin đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 16: Em hãy giải thích một số khái niệm sau đây: Chiến tranh thế giới, chiến tranh thế giới thứ nhất, chạy đua vũ trang, chiến tranh phi nghĩa, chủ nghĩa đế quốc, khối chính trị quân sự.

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh diễn ra trên quy mô thế giới trong thời kỳ để

quốc chủ nghĩa. Nguyên nhân cơ bản là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chủ nghĩa với

nhau

- Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa do kết quả của cuộc khủng hoảng của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới và cuộc đấu tranh giữa các nước đế quốc chủ nghĩa lớn nhằm phân lại thế giới và phạm vi ảnh hưởng. Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc chủ nghĩa là phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga với phe Liên minh Đức, Áo – Hung và Italia trở nên hết sức gay gắt. Mùa hè 1914, chiến tranh bùng nổ và đến tháng 11 năm 1918 kết thúc. Thắng lợi thuốc về phe Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cuốn hút 38 nước với hơn 1.500 triệu người tham gia vào vòng chiến. Nhân loại đã bị tổn thất lớn trong cuộc chiến tranh này: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, bị tàn phế và bị nhiễm hơi độc, nhiều tài sản bị phá hủy trị giá hàng nghìn đôla

- Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến Anh Quốc cho hạ thuỷ lớp chiến liệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh Quốc và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe dọa từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe dọa ở mức độ cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chiến tranh.

- Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do các giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức nhằm xâm chiến đất đai, nô dịch các dân tộc khác

- Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là sự tập trung sản xuất và tư bản, sự thống trị của các công ty độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một nước, sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc và cuộc đấu tranh để chia lại thuộc địa. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, giữa nhân dân thuộc địa và các nước thực dân đế quốc, giữa các nước đế quốc trở nên gay gắt sâu sắc hơn. Các mâu thuẫn nà, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc phân chia thuộc địa, dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc và làm bùng nổ các cuộc cách mạng vô sản

- Khối chính trị quân sự là tổ chức của nhiều nước liên kết với nhau về chính trị, quân sự qua các hiệp ước. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) có hai khối quân sự đối địch nhau là khối Liên minh và phe Hiệp ước

Câu 17: Cho biết Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Từ thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đúc rút kinh nghiệm xây dựng Đảng của Lê-nin để sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời cho đến ngày nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiêu biểu phải kể đến là: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đáng nói là đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế bước đầu giành thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

- Trải qua quá trình ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lê-nin mà hiện thân là Cách mạng Tháng Mười về xây dựng Đảng Cộng sản.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời, đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Những tinh hoa, giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười luôn tỏa sáng, là nguồn động lực lớn thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Câu 18: Phân tích tác động của những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống xã hội loài người.

Trả lời:

Tác động của những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống xã hội:

- Góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời;.

- Thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Câu 19: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa vô cùng gay gắt. Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất; Đức lại có quá ít thuộc địa.

 Hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau:

Khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882.

Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Ngày 28 - 6 - 1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

+ Nhân sự kiện này, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga

ngày 1 - 8 - 1914.

 Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu 20: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:

- Do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

- Chiến tranh gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển các nước đế quốc và tình hình thế giới sau chiến tranh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay