Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Lập bảng thống kê những thành tựu và tác động chủ yếu của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

Lĩnh lực

Thành tựu

Khoa học

- Khoa học tự nhiên:

+ Đầu thế kỉ XVIII: thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton. 

+ Giữa thế kỉ XVIII: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp.

+ Giữa thế kỉ XIX: thuyết tiến hóa của Đác-uyn.

- Khoa học xã hội:

+ Đức: chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện.

+ Anh: kinh tế chính trị học tư sản ra đời.

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng phát triển ở Pháp và Anh. 

+ Giữa thế kỉ XIX: chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập, là cuộc các mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. 

Kĩ thuật

- Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Đến năm 1836, có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng nước Anh.

- Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới (thép, nhôm,...).

- Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

- Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

- Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

Văn học

- Phát triển rực rỡ với sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn mà các tác phẩm của họ đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội, đặt nền móng cho văn học hiện đại. 

- Tiêu biểu là: Tấn trò đời của H. Ban-dắc; Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô (Pháp); Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga);... 

Nghệ thuật

- Âm nhạc: 

Những tác phẩm được coi là mẫu mực cổ điển thì thế kỉ XIX, âm nhạc tràn đầy tình lãng mạn với tên tuổi của L. Bét-thô-ven (Đức), Ph. Sô-panh (Ba Lan), P. I. Trai-cốp-xki (Nga),...

- Kiến trúc: Cung điện Véc-xai (Pháp) được hoàn thành đầu thế kỉ XVIII, trở thành một công trình kiến trúc cực kì đồ sộ và lộng lẫy.

- Hội họa: xuất hiện nhiều danh hoạ với các tác phẩm nổi tiếng, gắn bó với cuộc sống hiện thực. Tiêu biểu là Gi. Đa-vít, Ơ. Đơ-la-croa (Pháp); Ph. Gôi-a (Tây Ban Nha); I. Lê-vi-tan (Nga); V. Van Gốc (Hà Lan);...

Câu 2: Tại sao ngành giao thông vận tải thế kỉ XVIII – XIX lại có những tiến bộ vượt bậc?

Trả lời:

Ngành giao thông vận tải thế kỉ XVIII – XIX có những tiến bộ vượt bậc vì: ứng dụng những thành tựu khoa học, cải tiến kĩ thuật luyện kim, tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, chế tạo máy công cụ,…

Câu 3: So sánh điểm khác và giống nhau giữa Chính sách kinh tế mới với Chính sách cộng sản thời chiến?

Trả lời:

Nội dung

Chính sách cộng sản thời chiến

Chính sách kinh tế mới

Nông nghiệp 

Trưng thu lương thực của nhân dân, thi hành lao động cưỡng bức đối với toàn dân. 

Thay đổi chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực. 



Công nghiệp



Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp 

+ Khôi phục công nghiệp nặng. 

+ Tư nhân hóa những xí nghiệp nhỏ dưới 20 công nhân. 

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. 

Nhà nước nắm quyền các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải.,..

Thương nghiệp – tiền tệ

 Không được tự do buôn bán, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, chưa có sự gắn kết. 

Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. 

Tác dụng

Nhà nước Xô Viết được giữ vững. 

Kinh tế được phục hồi và phát triển. 

Câu 4: Giới thiệu về một tác phẩm mà em biết có liên quan đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

Trả lời:

Mười ngày rung chuyển thế giới là tác phẩm của Giôn Rít (người Mỹ), xuất bản năm 1919 tại Niu Oóc, gồm 12 chương, diễn giải nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và quá trình diễn ra sự kiện này. Tác phẩm đã đem đến cho độc giả một cảm nhận hết sức chân thực và toàn cảnh về cuộc cách mạng này: “Kể lại lịch sử những ngày vĩ đại ấy bằng con mắt của một người ghi chép có lương tâm, cố gắng ghi lại sự thật”.

Câu 5: Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918). Kết cục của chiến tranh đã tác động đến cục diện của thế giới như thế nào sau chiến tranh.

Trả lời:

* Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh:

- Ưu thế thuộc về phê Liên minh.

- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Những năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

- Một sự kiện bất ngờ diễn ra trong chiến tranh đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước Xô Viết ký hòa ước với Đức tháng 3 năm 1918 rút khỏi chiến tranh, làm cho cục diện chiến tranh nhanh chóng kết thúc.

* Kết cục của chiến tranh tác động đến cục diện của thế giới:

- Từ tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, kết cục của cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến lược quốc tế, làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như tình hình thế giới, đặc biệt là đối với châu  u.

- Châu  u là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu  u là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu  u như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu  u. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu  u vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đó. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, buộc các nước này phải tìm cách dàn xếp để đối phó.

- Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hòa ước Vecxai và sau đó là Hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh . Hội Quốc Liên được thành lập nhằm duy trì trật tự mới sau chiến tranh. Tuy nhiên lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến một hậu quả về mặt quốc tế, thế giới chia làm hai khối: Khối Anh, Pháp, Mĩ muốn thoát khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện cải cách, còn khối Đức, Italia, Nhật Bản lại muốn thoát khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước. Từ đó hai khối lại mâu thuẫn gay gắt, tiến hành chạy đua vũ tranh để chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945).

Câu 6: Em hãy cho biết bài học gì được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Bài học được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):

- Chiến tranh thế giới cho thấy cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra thậm chí chiến tranh khu vực.

- Một bài học rất to lớn của chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy : "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.

- Đồng thời "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.

- Hiện nay, tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có bờ triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết cách hóa giải các mâu thuẫn bằng hòa bình.

Câu 7: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại.

- Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư.

- Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ.

- Các công ti độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

- Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản.

Câu 8: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Câu 9: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại:

- Ý nghĩa:

+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Tác động: tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 10: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những  năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.

- Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu  u và thứ hai thế giới về công nghiệp.

- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền.

Câu 11: Em hãy cho biết vai trò của Lê-nin trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Vai trò của Lê-nin trong Cách mạng Mười Nga năm 1917:

- Luôn giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.

- Trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Mười lịch sử.

- Đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Vì sao đến tháng 4 – 1817 Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước?

Trả lời:

Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Những năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

Câu 13: Lập niên biểu về hai giai đoạn của cuộc chiến tranh theo các tiêu chí sau: thời gian, chiến sự, kết quả. 

Trả lời:

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

1914

Ở phía Tây: ngay đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp. 

Cùng lúc ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ. 

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp Thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915

Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga. 

Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200km. 

1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong.

Đức không hạ được Véc-đoong, hai bên bị thiệt nặng. 

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công

Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. 

2/4/1917

Mỹ tuyên chiến với Đức, tham chiến vào phe Hiệp ước.

Trong năm 1917 chiến sự diễn ra cả trên hai mặt trận Đông, Tây. 

Có lợi hơn cho phe hiệp ước. 

Hai bên ở vào thế cầm cự. 

11/ 1917

Cách mạng tháng Mười Nga thành công. 

Chính phủ Xô Viết thành lập. 

3/3/1918

Chính phủ Xô Viết kí với Đức hiệp định Bơ-rét-li-tốp.  

Nga rút khỏi chiến tranh. 

Đầu năm 1918

Đức tiếp tục tấn công Pháp

Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp.

7/1918

Mỹ đổ bộ vào Châu Âu, chớp thời cơ Anh-Pháp phản công. 

Đồng minh của Đức đầu hàng.

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ.

Nền quân chủ bị lật đổ. 

11/11/1918

Chính phủ Đức đầu hàng. 

Kết thúc chiến tranh. 

Câu 14: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại nổi bật của đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Trả lời:

- Giống nhau: đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.

 - Khác nhau:

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)’

- Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. 

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu

Chính sách đối ngoại

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. 

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh). 

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già” (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh

Câu 15: Em hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời vào hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

- Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

 Giai cấp công nhân ra đời.

Câu 16: Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Những nét chính về Công xã Pa-ri:

- Sau khi Pháp thất bại thảm hại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập nhưng lại tìm cách thoả hiệp với Phổ, kí hoà ước chấp nhận những điều kiện nhục nhã.

- Ngày 18 - 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

 Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.

Câu 17: Em hãy nêu cơ chế của bộ máy Nhà nước và các chính sách của Công xã Paris.

Trả lời:

* Cơ chế của bộ máy Nhà nước:

- Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.

* Các chính sách của Công Xã:

- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.

- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.

- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

- Quy định giá bán bánh mì.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

  Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân.

Câu 18: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước  u - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…

+ Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi, như: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,…

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.

+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

Câu 19: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1914

- 28 – 7: Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.

- 1 – 8: Đức tuyên chiến với Nga. 

- 2 – 8: Đức xâm lược Luxembourg.

- 3 – 8: Đức tuyên chiến với Pháp.

- 4 – 8: Đức tuyên chiến với Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức. 

- Tháng 9: Trận Marne.

Năm 1916

- Tháng 2: Bắt đầu trận Véc-đoong.

- Tháng 6: Bắt đầu trận chiến Somme.

Năm 1917

- Tháng 4: Mỹ tham chiến.

- Tháng 11: Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến. 

11/1918

- Đức đầu hàng. 

- Chiến tranh kết thúc.

Câu 20: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để góp phần gìn giữ hòa bình?

Trả lời:

Một số bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ nhất về giữ gìn hoà bình:

- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay