Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5

CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trình bày quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Trả lời:

Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:

- Năm 1840: lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.

- Nửa sau thế kỉ XIX: các nước để quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc:

+ Đức chiếm vùng Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông;...

- Năm 1901: sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành nước phong kiến, nửa thuộc địa.

Câu 2: Cho biết kết quả, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

- Kết quả:

+ Hệ thống phong kiến của triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.

+ Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời ở Trung Quốc.

+ Công nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên, về cơ bản cuộc cách mạng này không mang lại kết quả triệt để.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên tại Trung Quốc có đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể, rõ ràng.

+ Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Mang đến quyền tự do bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc.

+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới.

Câu 3: Nêu một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi:

- Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

Câu 4: Em hãy nêu khái quát về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Trước sự xâm lược của các đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 – 1864).

- Năm 1898, cuộc vận động Duy Tân do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua  Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại do Từ Hi Thái hậu làm chính biến.

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân nhiều nơi ủng hộ, hưởng ứng, Khởi nghĩa thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội.

Câu 5: Kết quả quan trọng nhất mà cuộc Cách mạng Tân Hợi đạt được là gì? Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) có đáp ứng được các nội dung của chủ nghĩa Tam Dân không?

Trả lời:

- Kết quả quan trọng nhất mà cuộc Cách mạng Tân Hợi đạt được là: lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) chưa đáp ứng được các nội dung của chủ nghĩa Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) vì sau khi cách mạng kết thúc, Trung Quốc vẫn lệ thuộc các nước phương Tây, vấn đề ruộng đất cho nông dân cũng không được giải quyết.

Câu 6: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

* Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế:

- Chưa đủ triệt để để tiêu dệt thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho người nông dân. 

Câu 7: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Trả lời:

Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc:

- Kinh tế Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật. Thuộc địa đế quốc Nhật Bản được mở rộng.

Câu 8: Khái quát về tình hình chung của Nhật Bản khi chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

Trả lời:

Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Đối nội: Thực hiện chính sách bóc lột tối đa với người dân.

Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên...

 Nhật Bản trở thành nước đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 9: So sánh cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc theo tiêu chí: Hoàn cảnh, mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức, kết quả.

Trả lời:

* Cuộc Duy tân Minh Trị:

- Hoàn cảnh: Cuối TK XIX - đầu TK XX, các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản. Trước tình hình ấy Nhật Bản phải đứng trước 2 con đường phải lựa chọn. Một là phải duy trì chế độ mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây hoặc là phải canh tân để phát triển đất nước nhằm thoát khỏi sự nhòm ngó của các TD phương Tây. trước tình hình đó tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành các cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực.

- Mục tiêu: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.       

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để.

- Kết quả: đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp. Nhật thoát khỏi số phận là nước thuộc địa, 30 năm cuối TK XIX Nhật trở thành một nước đế quốc.

* Cách mạng Tân Hợi:

- Hoàn cảnh: dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng

- Mục tiêu: lật độ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập dân quốc.

- Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn.

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để. Cách mạng dân chủ tư sản

- Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh. Chấm dứt chế độ chuyên chế, phong kiến lâu đời. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 10: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

- Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

- Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

- Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Câu 11: Vì sao nói cao trào cách mạng 1905 – 1908 đánh dấu sự thức tỉnh dân tộc của nhân dân Ấn Độ?

Trả lời:

- Cao trào cách mạng 1905 – 1908 của Ấn Độ đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân chủ ở nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Cao trào cách mạng 1905 – 1908 do một bộ phận giai cấp tư sản cấp tiến Ấn Độ lãnh đạo mang đậm ý thức dân tộc thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

- Đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX nhằm mục tiêu độc lập, dân chủ.

- Đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Ấn Độ và sức mạnh, khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 12: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-dô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

- Tháng 10/1873: nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này.

- 1878 – 1907: khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

- Đầu thế kỉ XX: phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),…

- 1873 – 1909: khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

- 1884 – 1886: khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

- Năm 1890: nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

Câu 13: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân. 

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

Phi-lip-pin

Việt Nam

Lào

Cam-pu-chia

Trả lời:

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

- Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3000 quân Hà Lan.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

- Nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920).

- 10/1873

- 1873-1909

- 1878-1907

- 1884-1886

- 1890

- Đầu thế kỉ XX

Phi-lip-pin

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ Ca-vi-tô được 3 ngày thì thất bại.

- Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha

- 1872

- 1896 - 1898

Việt Nam

- Phong trào Cần vương 

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế 

- Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- 1885 - 1896

- 1884 - 1913

- Đầu thế kỉ XX

Lào

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo 

- Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

- 1901

- 1901 - 1907

Cam-pu-chia

- Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo 

- Khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô 

- Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu

- 1864 - 1865

- 1866 - 1867

- 1885 - 1895

Câu 14: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

- Diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Câu 15: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì? 

Trả lời:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn là:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản dần tiến lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm chiếm Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn đặt ra cho các nước Đông Nam Á thời điểm đó. 

Câu 16: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

Kinh tế

Khoa học, giáo dục

Quân sự

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

- Thành lập ban chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ. 

- Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

- Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.

Kinh tế

- Thống nhất tiền tệ và chính trị, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

- Xây dựng đường sá, cầu cống,…

Tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế.

Khoa học, giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

Trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.

Quân sự

- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí. 

- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống.

Câu 17: Kết quả quan trọng nhất mà Cách mạng Tân Hợi (1911) đã đạt được là gì?

Trả lời:

Kết quả quan trọng nhất mà Cách mạng Tân Hợi (1911) đạt được là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh.

Câu 18: Tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 – 1911.

Trả lời:

Thời gian

Phong trào

Người lãnh đạo

Kết quả

1851 - 1864

Thái bình Thiên Quốc 

Hồng Tú Toàn

Thất bại

1898

Cuộc vận động Duy Tân

Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương của vua Quang Tự đứng đầu 

Thất bại

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Nông dân

Thất bại

1911

Cách mạng Tân Hợi

Trung Quốc Đồng minh hội

Thắng lợi nhưng không triệt để

Câu 19: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

Trả lời:

Những nét nổi bật về về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:

- Về chính trị:

+ Thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

+ Thực dân Anh thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Về kinh tế:

+ Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.

+ Công nghiệp có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mò, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

- Về xã hội:

+ Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.  Dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Câu 20: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX:

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ với các chính sách hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp

 Bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ 10/05/1857: khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ và lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.

+ 1875 - 1885: nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra.

+ 1885: Giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc đại)

- Đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình là cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay năm 1908.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay