Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG  6

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Hãy nêu những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời:

Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.

+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

Câu 2: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?

Trả lời:

Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương, một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút.

Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về thương nghiệp nhà Nguyễn?

“Ở Sa Đéc, phố chợ nằm dọc theo bờ sông, mái nối mái liền nhau đối nhau san sát

như vảy cá, dài đến 5 dặm, dưới sông có những bè tre, dựng lên phòng ốc, giăng thành hàng. Hoặc bán hàng tơ lụa, đồ dùng từ nam bắc chớ đến, hoặc bán các thứ dâu rái, than, mây, tre, khô, mắm,... trên bờ sông có trăm thứ hàng hoá tốt đẹp, nhìn ngợp mắt thoả lòng, quả là chấn phồn hoa”.

(Trịnh Hoài Đức, Ca Định thành thông chí,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.576)

Trả lời:

Thương nghiệp của nhà Nguyễn qua đoạn tư liệu: việc buôn bán, trao đổi trong nước diễn ra thuận lợi. Nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.

Câu 4: Viết một đoạn văn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trả lời:

- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.

+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,..

Câu 5: Trình bày một số hiểu biết của em về vua Minh Mạng.

Trả lời:

Minh Mạng (1791 - 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 năm (1820 - 1840), là một vị vua tài năng của triều Nguyễn. Trong những năm 1831 - 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.

Câu 6: Trình bày một số hiểu biết của em về bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Trả lời:

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được vẽ theo lệnh của vua Minh Mạng. Trên bản đồ này, vị trí núi, sông, biển, đảo được vẽ với tọa độ địa lí gần chính xác như hiện nay. Đặc biệt là quản đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa (tức quần đảo Trường Sa) được thể hiện rõ ràng.

Câu 7: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì.

Trả lời:

Những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì:

- Tháng 4 - 1882, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành.

- Năm 1882:

+ Ngày 3/4: quân Pháp chiếm thành Hà Nội.

 Quân ta chống trả nhưng thất bại. Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thành.

+ Quân Pháp đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định,….

 Quân triều đình tan rã. Nhân dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu.

- Năm 1883:

+ Ngày 19/5: Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.

 Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp. Chiến thắng gây được tiếng vang lớn. Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quân Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội.

+ Ngày 18/8: quân Pháp tấn công Thuận An.

 Triều đình  kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn. Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kì.

Câu 8: Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.

Trả lời:

Nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam:

- Nguyễn Trường Tộ: đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền: đề nghị mở cửa biển Trà Lý, đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc: đề nghị mở ba cửa biển miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.

- Nguyễn Lộ Trạch: đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước

Câu 9: Kể tên một số con đường, trường học, di tích lịch sử,…gắn với tên tuổi các nhà lãnh đạo phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.

Trả lời:

Một số con đường, trường học, di tích lịch sử,…gắn với tên tuổi các nhà lãnh đạo phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896:

- Tên phố: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Tôn Thất Thuyết (Hà Nội),…

- Tên trường học: THPT Phan Đình Phùng, THPT Hoàng Hoa Thám (Hà Nội),…

- Di tích lịch sử: Di tích Nhà thờ và Lăng mộ Đề đốc Lê Trực, di tích Lăng mộ danh tướng Cần Vương Lê Mô Khởi,…

Câu 10: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 11: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu với ý tưởng cải cách của họ. 

Trả lời:

Thời gian

Tên quan lại, sĩ quan

Nội dung cải cách

1868

Trần Đình Túc

Nguyễn Huy Tế

Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định) 

Đinh Văn Điền

Xin đẩy mạnh khẩn khai ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. 

1872

Viện Thương Bạc

(cơ quan ngoại giao)

Xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. 

1863 – 1871

Nguyễn Trường Tộ

Gửi lên triều đình 30 văn bản điều chỉnh: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,..

1877 – 1882

Nguyễn Lộ Trạch

Dâng 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 

Câu 12: Mặc dù không được thực hiện nhưng những trào lưu cải cách đã để lại ý nghĩa, tầm ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Mặc dù không thực hiện được nhưng những ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước đã để lại những ý nghĩa:

+ Đã gây được tiếng vang lớn, đánh vào những tư tưởng bảo thủ của mọi người lúc bấy giờ.

+ Phản ánh trình độ của người Việt Nam lúc bấy giờ, hiểu biết thức thời.

Câu 13: Những hạn chế của những bản cải cách được dâng lên triều đình lúc bấy giờ là gì?

Trả lời:

Những hạn chế của các phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX:

+ Các đề nghị cải cách vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc.

+ Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân và địa chủ phong kiến.

Câu 14: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 15: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Trả lời:

Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

- Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp

trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây, qua nhiều nước ở châu  u, châu Phi và châu Mỹ.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành.

 Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 16: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam. 

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa, giáo dục

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp. 

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. 

Kinh tế

- Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. 

- Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa, xã hội

- Văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh; đô thị phát triển ở cả ba miền. 

- Xã hội: cơ cấu xã hội thay đổi:

+ Nông dân chiếm đa số, cuộc sống nghèo khổ.

+ Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Số lượng công nhân tăng nhanh.

Câu 17: Hoàn thành niên biểu về hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Thời gian

Địa điểm tới

Trả lời:

Thời gian

Địa điểm tới

5 - 6 - 1911

Châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Năm 1917

Pháp

Câu 18: Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối vì: Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ. Nguyễn Tất Thành tìm con đường đúng đắn, mang tính chất thời đại, đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

Câu 19: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Giai cấp, tầng lớp nào có địa vị khác nhau? Theo em, họ có điểm gì chung?

Trả lời:

 - Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có các giai cấp, tầng lớp cơ bản:

+ Nông dân.

+ Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Công nhân.

- Điểm chung giữa các giai cấp, tầng lớp này:

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 20: Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?

Trả lời:

Tác động về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: văn hóa phương Tây du nhập càng mạnh (lối sống, trình độ học thức, tư duy). 

 Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, mở mang lối sống phương Tây, tư duy tiến bộ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay