Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Nhiều nước châu  u tiến hành xâm chiếm châu Mỹ. Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

- Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ) đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.

- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí. Vua Anh tuyên bố sẽ trừng trị các thuộc địa.

=> Tháng 4 - 1775, Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Câu 2: Trình bày kết quả, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Trả lời:

Về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Kết quả:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

+ Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ.

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm chính:

+ Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo.

+ Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.

Câu 3: Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Thời gian

Sự kiện chính

Giai đoạn 1

- 14/7/1989

- 16/8/1789

- Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti.

- Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Giai đoạn 2

- 10/8/1972

- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên. 

Giai đoạn 3

- 2/6/1973

- 27/7/1794

- Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp  Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

- Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc.

Câu 4: Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh? Vì sao nó lại diễn ra ở ngành dệt?

Trả lời:

- Cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh vì:

+ Nhờ sự thắng lợi của cách mạng tư sản Anh.

=> Tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.

+ Công nghiệp phát triển mạnh. Tiến bộ về kĩ thuật và diễn ra sự tích lũy cơ bản sớm hơn.

+ Sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán cướp bóc ở các thuộc địa.

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra ở ngành dệt vì:

+ Là ngành công nghiệp truyền thống của Anh.

+ Thu hồi vốn nhanh và có thị trường tiêu thụ rộng.

+ Ngành dệt không cung cấp đủ nhu cầu về sợi, thúc đẩy việc phát minh máy móc.

Câu 5: Theo em, thành tựu nào của cách mạng công nghiệp ở Anh là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Trả lời:

Thành tựu tiêu biểu nhất trong cuộc cách mạng ở Anh là máy hơi nước, bởi:

- Việc phát minh ra máy hơi nước đã làm cho nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước.

- Máy hơi nước có thể ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất của ngành dệt: luyện kim, khai mỏ, sau đó lan nhanh sang các ngành khác.

Câu 6: Trình bày về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước. Từ đó, các nhà  máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ XIX. Sau đó, lan rộng từ Anh đến châu  u và Hoa Kỳ và trở thành hiện tượng phổ biến, đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.

- Để tưởng nhớ công lao của Giêm Oát, người ta đã dựng tượng đài kỉ niệm tại Oét-xmin-tơ (Anh) khi ông qua đời năm 1819 với dòng chữ “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh của con người”.

Câu 7: Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

- Thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa.

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau.

Câu 8: Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến?

Trả lời:

Chế độ cộng hòa ở Anh được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến vì:

- Chế độ cộng hòa được thiết lập nhưng quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.

- Nông dân, binh lính không được hưởng quyền lợi gì. Vì vậy họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh.

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ vững thành quả cách mạng => nền quân chủ lập hiến được thiết lập.

Câu 9: Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G.G. Rút-xô đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

- S. Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755): chủ trương hạn chế quyền của vua, đảm bảo quyền tự do của công dân.

- Ph. Vôn-te (1694 – 1778:) chủ trương xây dựng chính quyền quân chủ sáng suốt, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, khẳng định quyền tư hữu.

- G.G. Rút-xô (1712 - 1778): cho rằng phải xoá bỏ triệt để nền quân chủ, thành lập chế độ cộng hoà.

Câu 10: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó.

Trả lời:

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:

+ Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu  u (công nghiệp len dạ phát triển).

+ Nhiều công trường thủ công ra đời.

+ Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính được thành lập.

 + Nhiều phát minh mới về kĩ thuật ra đời, làm tăng năng suất lao động.

+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu.

- Hệ quả:

+ Tầng lớp quý tộc mới được hình thành.

+ Xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) => Cách mạng tư sản Anh bùng nổ.

+ Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 11: Sự tham gia lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của Cách mạng tư sản Anh?

Trả lời:

- Tầng lớp quý tộc mới là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.

- Tuy nhiên, sự tham gia của tầng lớp này là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh.

+ Tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến không triệt để.

+ Quý tộc mới không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo nền quân chủ chuyên chế sao cho phù hợp với lợi ích của mình.

=> Thể chế chính trị của nước Anh sau cách mạng là quân chủ lập hiến.

Câu 12: Tại sao sao nói: Cách mạng tư sản Anh là cuộc Cách mạng tư sản không triệt để?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

- Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp nắm quyền là quý tộc mới, quý tộc mới chính là địa chủ, đại diện cho chủ nghĩa phong kiến.

- Giai cấp tư sản không duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

=> Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ngôi vua vẫn tồn tại.

- Là cuộc cách mạng chỉ mang lại thắng lợi, lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, không mang đến bất cứ quyền lợi nào cho người lao động như nông dân, thợ thủ công. Sau đó, những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi vẫn tiếp tục được diễn ra.

Câu 13: Kể tên một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến. 

Trả lời:

Một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến: Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Ca-na-đa, Úc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Ma-lay-si-a, Bu-tan,...

Câu 14: Mặt sau của đồng 2 đô la Mỹ (USD) in hình ảnh của sự kiện nào trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Ý nghĩa của điều này là gì?

Trả lời:

Mặt sau của đồng 2 đô la Mỹ (USD) in hình 42 vị quan chức cấp cao nhất của nước Mỹ khi kí cùng nhau kí vào bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Mỹ năm 1774. Những con người xuất chúng và tài cao điển hình nhất chốn nghị trường trên toàn thế giới.

- Ý nghĩa của biểu tượng này: thể hiện quyền lực, sức mạnh, ý chí,….

Câu 15: Gạch chân dưới những nhận định sai và giải thích.

“Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”.

Trả lời:

- Gạch chân dưới những nhận định sai: “Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”.

- Giải thích:

+ Hệ quả về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền công thương nghiệp , nhiều thành thị lớn đã ra đời và nhanh chóng trở thành tâm kinh tế lớn. từ đó, thu hút dòng người (đặc biệt là lực lượng người nghèo, nông dân bị mất ruộng đất) từ nông thôn lên thành thị kiếm sống.

+ Hệ quả về xã hội: đưa đến sự hình thành của 2 giai cấp – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.                

Câu 16: Có ý kiến cho rằng “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc Đại cách mạng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc Đại cách mạng bởi:

- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân (nông dân). Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của của cách mạng: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.

- Với những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới.

+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu.

+ Sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.

Câu 17: Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm cho rằng: Động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại nhất của Cách mạng công nghiệp. Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước. Từ đó, các nhà  máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ XIX. Sau đó, lan rộng từ Anh đến châu  u và Hoa Kỳ và trở thành hiện tượng phổ biến, đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.

Câu 18: Trình bày sự hiểu biết của em về một số dấu ấn của Cách mạng Pháp trong xã hội hiện đại.

Trả lời:

Một số dấu ấn của Cách mạng Pháp trong xã hội hiện đại:

- Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti) được công nhận là Quốc khánh của nước Pháp năm 1880.

- Lá cờ ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong Cách mạng Pháp trở thành Quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

- Thông điệp “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

Câu 19: Cách mạng tư sản có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển lịch sử?

Trả lời:

Tác dụng của cách mạng tư sản đối với sự phát triển lịch sử:

- Tích cực:

+ Xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.

+ Tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

+ Có tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại.

- Hạn chế:

+ Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, đó là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa.

+ Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

+ Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội. Các cuộc đấu tranh giai cấp liên tục diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 20: Theo em, tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ thể hiện ở điểm:

- Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Tuyên ngôn khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King và Abraham Lincoln. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Dim-ba-bu-ê.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay