Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng

sâu sắc. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.

- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Tình trạng hạn hán, lũ lụt dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, điêu tàn.

- Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 2: Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thứ kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII:

- Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

- Năm 1611: Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.

- Năm 1653: Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

- Năm 1698: Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập.

- Năm 1757: chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Câu 3: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.

Trả lời:

Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn:

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu. Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.

=> Nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong dâng cao đến đỉnh điểm.

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa. Căn cứ của nghĩa quân ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.

Câu 4: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Các cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt, chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

- Quy mô: Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

Câu 5: Trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

Trả lời:

Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc:

- Đầu thế kỉ XVI: nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.

-  Mạc Đăng Dung (võ quan trong triều Lê) đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết nội dung gì?

“Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm…Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa”.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.40).

Trả lời:

Ý nghĩa của đoạn tư liệu: Bãi Cát Vàng biểu thị quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa do chúa Nguyễn quản lí – bằng chứng quan trọng cho việc xác lập chủ quyền và quản lí của các chúa Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 7: Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Trả lời:

Những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII:

- Ở Đàng Ngoài:

+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

+ Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế

cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.

+ Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Ở Đàng Trong:

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

+ Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

Câu 8: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

Câu 9: Trình bày khái quát tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây:

- Triều đình:

- Quan lại:

 - Nông dân:

- Các tầng lớp khác:

Trả lời:

- Triều đình: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

- Quan lại: mua quan, bán tước; kết thành bè cánh đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, ăn chơi xa xỉ.

- Nông dân: Bị địa chủ, cường hào lấn chiếm hết ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

- Các tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy để đấu tranh.

Câu 10: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê Sơ.

Trả lời:

Những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra ngàng càng quyết liệt.

- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.

- Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung ép nhường ngôi.

Câu 11: Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?

Trả lời:

Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

Câu 12: Có ý kiến cho rằng “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung”. Em đồng ý với ý kiến đó không?

Trả lời:

Đồng ý với ý kiến “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang trung”. Vì: quyết định này được vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tiến công và những sai lầm của quân Thanh. Cụ thể là:

+ Điểm mạnh của quân Thanh: có ưu thế hơn về lực lượng với 29 vạn quân (lực lượng hùng hậu hơn nghĩa quân Tây Sơn).

+ Ý đồ của quân Thanh: Sau khi chiếm được thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ tạm nghỉ ngơi để ăn Tết Nguyên đán, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng giêng sẽ tiếp tục tiến công.

+ Điểm yếu của quân Thanh:

Chiếm được thành Thăng Long tương đối dễ dàng nên nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch.

Nghĩa quân đang trong thế phòng ngự tạm thời, binh lính nghỉ ngơi, không tập trung cho chiến tuyến.

=> Nắm bắt được cơ hội này nên vua Quang Trung đã mở cuộc tập kích chiến lược chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh vào lúc quân địch mất tập trung nhất.

Câu 13: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong các câu ca dao sau:

Người đi dao rựa dắt lưng

Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao.

Trả lời:

Câu ca dao phản ánh giai đoạn đầu của quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi. Người dân được khuyến khích đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ, hoang vu, để xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế, dần dần biến những vùng đất hoang thành các trung tâm giao thương sôi động.Câu 14: Em hãy đưa ra một số lí do thuyết phục để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

Một số lí do để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn:

-  Đất nước bị chia cắt.

- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .

- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.

- Giết hại nhiều người dân vô tội.

Câu 14: Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc trong các XVI – XVIII.

Trả lời:

Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:

- Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.

- Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

- Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.

Câu 15: Kể tên một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII mà em biết.

Trả lời:

Một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác,...

- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trường THPT Đào Duy, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương),...

Câu 16: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay? Hãy đề xuất một số giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.

Trả lời:

- Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

+Làng gốm Thanh Hà (Hội An)

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội)

+ Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...

- Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:

+ Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề

+ Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.

+ Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.

+ Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.

Câu 17: Trình bày hiểu biết của em về di tích Lũy Thầy, sông Gianh (Quảng Bình) và cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

- Luỹ Thầy (hay lũy Đào Duy Từ gọi theo tên của nhà quân sự đã chỉ huy xây dựng năm 1631). Lũy Thầy có tổng chiều dài 34 km, chiều cao thành lũy khoảng 12 m, có đoạn chỉ cao 3 – 6 m.

- Đây là phòng tuyến quân sự quan trọng, góp phần bảo vệ dinh trấn của chúa Nguyễn trước những cuộc tấn công của nhà Lê – Trịnh. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:

Khôn ngoan qua được Thanh Hà,

Dẫu rằng khó qua Lũy Thầy.

- Hiện nay, dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ (thuộc tỉnh Quảng Bình) còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”.

Câu 18: Em hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 – 10 câu) về vị anh hùng dân tộc Quang Trung theo các ý sau:

- Vai trò.

- Điều khiến em ấn tượng nhất về ông.

- Những con đường, ngôi trường, di tích lịch sử cách mạng mang tên ông.

Trả lời:

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được gọi là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung (hay Bắc Bình Vương), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều con đường, ngôi trường mang tên ông vẫn mãi luôn tự hào vì được mang tên của người anh hùng dân tộc áo vải kì xuất.

Câu 19: Giới thiệu về Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.

- Theo các lão ngư Lý Sơn, tương truyền, ngày xưa trong điều kiện phương tiện tàu thuyền đi lại thô sơ và luôn phải đối mặt với hiểm nguy trên biển, mỗi người lính trong đội thủy binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây, 7 thẻ tre ghi đầy đủ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu để nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển, hy vọng may mắn trôi về bản quán.

- Từ thực tiễn “một đi không trở lại” của nhiều lớp người đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - khao lề thế lính Hoàng Sa. Cứ hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các họ tộc ở Lý Sơn có người đi lính Hoàng Sa làm lễ khao lề thế lính. Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, thế lính mang đậm yếu tố tâm linh là cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.

- Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay không những thể hiện sự tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.

Câu 20: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay