Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6

CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

Trả lời:

Những nét nổi bật về về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:

- Về chính trị:

+ Thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

+ Thực dân Anh thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Về kinh tế:

+ Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.

+ Công nghiệp có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mò, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

- Về xã hội:

+ Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.  Dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 - 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Câu 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

- Năm 1782:

+ Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha.

+ Cuối ngày, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Xuất hiện 2 xu hướng:

Cải cách của Hô-xê-ri-đan.

Bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.

+ Cả 2 xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiền đề cho cao trào cách mạng sau này.

- 1896 – 1898:

+ Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

+ Nước Cộng hòa Phi-lip-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Câu 3: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân. 

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

Phi-lip-pin

Việt Nam

Lào

Cam-pu-chia

Trả lời:

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

- Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3000 quân Hà Lan.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.

- Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.

- Nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.

- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920).

- 10/1873

- 1873-1909

- 1878-1907

- 1884-1886

- 1890

- Đầu thế kỉ XX

Phi-lip-pin

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ Ca-vi-tô được 3 ngày thì thất bại.

- Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha

- 1872

- 1896 - 1898

Việt Nam

- Phong trào Cần vương 

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế 

- Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

- 1885 - 1896

- 1884 - 1913

- Đầu thế kỉ XX

Lào

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khet do Pha-ca-đuốc lãnh đạo 

- Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

- 1901

- 1901 - 1907

Cam-pu-chia

- Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo 

- Khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô 

- Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu

- 1864 - 1865

- 1866 - 1867

- 1885 - 1895

Câu 4: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là gì?

Trả lời:

Thực chất cuộc chiến tranh thuốc phiện là chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cưỡng đoạt và nô dịch Trung Quốc của thực dân Anh.

Câu 5: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì: vào thời gian này, phong trào đấu tranh chống Pháp đang rất phát triển ở cả 3 quốc gia. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu 3 dân tộc chống kẻ thù chung.

Câu 6: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

- Diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Câu 7: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Trả lời:

Những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ:

- Kinh tế giảm sút.

- Đời sống nhân dân bị bần cùng.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh hết sức sâu sắc.

Câu 8: Giả sử em đang tổ chức một buổi triển lãm tư liệu lịch sử về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Em hãy đặt tên và viết chú thích cho bức tranh dưới đây để người xem có thể hiểu cụ thể hơn về lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Đặt tên và viết chú thích cho bức tranh:

- Tên bức tranh: Đế quốc Anh, Đức, Nga, Pháp xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc.

- Chú thích: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Trung Quốc là đất nước rộng lớn nhưng đã trở thành “Cái bánh ngọt”, bị phân chia thành nhiều miếng bởi các nước đế quốc.

Câu 9: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Tân Hợi: tháng 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

=> Gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân, châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Câu 10: Có ý kiến cho rằng “Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: thực chất, các nước phương Tây âm mưu xâm lược Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để mở rộng hệ thống thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên, vơ vét của cải, bóc lột nhân dân các nước này.

Câu 11: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Trả lời:

Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc:

- Kinh tế Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật. Thuộc địa đế quốc Nhật Bản được mở rộng.

Câu 12: Trình bày hiểu biết của em về một nhân vật lịch sử đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Hô-xê Ri-đan là người lãnh đạo Liên minh Phi-líp-pin, bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896. Ngày nay, ở Thủ đô Ma-ni-la, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường Hô-xê Ri-đan.

- Phò Cà Đuột là một nông dân có uy tin ở Xa-van-na-khet. Năm 1904, trong bối cảnh nạn đói diễn ra trằm trọng ở địa phương, ông đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Mặc dù chỉ có những vũ khí thô sơ như gươm, dao, gây,... nghĩa quân vẫn tấn công thực dân Pháp ở nhiều nơi. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở vùng đồng bằng Xa-van-na-khet, rồi mở rộng sang cả vùng Sê-pôn gần biên giới Việt - Lào. Thực dân Pháp phải huy động quân đội từ Việt Nam sang để đàn áp. Năm 1903,

Phò Cà Đuột cùng hơn 100 nghĩa quân bị bắt và sát hại. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Câu 13: Nêu một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi:

- Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

Câu 14: Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Trả lời:

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chính trị

- Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

- Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

Kinh tế

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

- Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.

- Công nghiệp có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mò, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

Xã hội

- Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội  Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Câu 15: Trình bày một vài hiểu biết của em về ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Trả lời:

  Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á:

- Thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 không chỉ kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2.000 năm tại Trung Quốc, giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc, mà còn làm chấn động phương Đông, thức tỉnh châu Á. Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Thái Lan và nhất là đối với Việt Nam.

- Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, khi các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn, thì sự thành công của Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo như một làn gió mới thổi bùng ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước.

- Đồng thời, Cách mạng Tân Hợi cũng mở ra con đường mới cho phong trào cách mạng Việt Nam đó là con đường đi theo chủ nghĩa tư sản để giỏi phóng đất nước; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp.

- Sự thành công của cách mạng Tân Hợi cũng thu hút nhiều thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc để học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh,…

Đặc biệt, những thành công và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi là bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng trên thế giới, Việt Nam cũng học được nhiều bài học từ cuộc cách mạng này.

Câu 16: Tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

“Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng. Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh. Những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...”.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 313 - 314)

Trả lời:

- Nội dung đoạn tư liệu:

+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí để xây dựng quân đội.

+ Phát triển các tập đoàn tư bản, nhà máy ở một số nước khác.

- Ý nghĩa: biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 17: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?

Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:

“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu  u đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.

(M. Lít-theo, Lịch sử thế giới: Nhận thức về quá khứ  2009, trang 794)

Trả lời:

Thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện qua đoạn tư liệu: tìm cách khơi gợi sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo Ấn Độ, thi hành chính sách “ngu dân”.

Câu 18: Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thể kỉ XX?

Trả lời:

Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...

Câu 19: Trình bày một số hiểu biết của em về Đảng Quốc đại.

Trả lời:

Một số thông tin về Đảng Quốc đại:

- Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.

-  Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái:

  +  Phái “ôn hòa”chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.

  +  Phái “Cấp Tiến”do Ti-  lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.

Câu 20: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

- Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

- Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

- Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay