Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 KNTT.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trình bày tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị.
- Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị. Tháng 3-1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ được tiến hành. Trong đó, cải tổ chính trị với khẩu hiệu “dân chủ hoá”, “công khai hoá” đã xác lập chế độ đa nguyên, đa đảng và hệ thống chính quyền tổng thống.
- Tháng 3-1990, Đại hội dại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ ba bầu M. Goóc-ba-chốp làm Tổng thống.
- Ngày 19-8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô dã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp, nhưng không thành công. Hệ quả là:
+ Mâu thuẫn chính trị gia tăng, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyển Liên bang bị tê liệt.
+ Các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang.
- Ngày 25-12-1991, M. Gooc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
- 1946 – 1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- 1950 – giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu, như:
+ Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989-1991.
Câu 3: Trình bày tình hình xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
Câu 4: Nêu những biểu hiện về sự khủng hoảng và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.
Trả lời:
Câu 5: Trình bày nét nổi bật về chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
Câu 6: Trình bày nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
Câu 7: Trình bày nét nổi bật về xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ.
Trả lời:
- Biểu hiện:
+ Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ.
- Nguyên nhân:
+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
+ Thứ năm, chính sách “không can thiệp” của Liên Xô trước cuộc khủng hoảng và sự thỏa hiệp của ban lãnh đạo các nước Đông Âu cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước này.
Câu 2: Phân tích các yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Đông Âu trong giai đoạn 1945-1975.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Thế chiến II và những ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế.
Trả lời:
Câu 4: Phân tích vai trò của Liên Xô trong việc thành lập và duy trì hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau Thế chiến II.
Trả lời:
Câu 5: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô vào cuối thập niên 1970 và 1980.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nhận xét về mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn từ 1945 đến 1989.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là quan hệ phụ thuộc và kiểm soát, trong đó Liên Xô giữ vai trò lãnh đạo cả về chính trị, kinh tế và quân sự.
- Sau Thế chiến II, Liên Xô giúp các nước Đông Âu thiết lập chế độ Xã hội chủ nghĩa và hỗ trợ tái thiết kinh tế, song cũng kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động chính trị của họ.
- Hệ thống Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và Hiệp ước Vác-sa-va đã củng cố sự phụ thuộc kinh tế và quân sự của các nước Đông Âu vào Liên Xô.
- Mặc dù có sự hợp tác về mặt chính thức, nhưng quan hệ giữa Liên Xô và một số nước Đông Âu, như Hungary và Tiệp Khắc, đôi khi căng thẳng do sự khác biệt về đường lối phát triển và sự can thiệp quân sự của Liên Xô.
- Sự ra đời của chính sách Glasnost và Perestroika dưới thời Gorbachev vào thập niên 1980 đã làm suy yếu quyền lực của các chính quyền Cộng sản tại Đông Âu.
- Đến năm 1989, các chế độ Cộng sản tại Đông Âu lần lượt sụp đổ, kết thúc mối quan hệ phụ thuộc kéo dài giữa Liên Xô và Đông Âu.
Câu 2: Hãy đánh giá vai trò của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962.
Trả lời:
Câu 3: Hãy so sánh quá trình tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích tầm quan trọng của Hiệp ước Vác-sa-va và Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) đối với khối Đông Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trả lời:
- Hiệp ước Vác-sa-va (1955) và Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV, 1949) là hai công cụ quan trọng để Liên Xô duy trì quyền lực và ảnh hưởng tại Đông Âu trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
- Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập như một liên minh quân sự, đối trọng với khối NATO do Mỹ lãnh đạo, đảm bảo sự hợp tác và hỗ trợ quân sự giữa các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô.
- Thông qua Hiệp ước này, Liên Xô không chỉ bảo vệ các nước đồng minh khỏi sự đe dọa từ phương Tây, mà còn kiểm soát và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia Đông Âu, như trong các cuộc nổi dậy ở Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968).
- Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) đóng vai trò như một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước Xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo sự phát triển kinh tế bền vững và giảm thiểu sự phụ thuộc vào phương Tây.
- Liên Xô là nước đứng đầu trong SEV, cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho các nước thành viên, đồng thời yêu cầu họ tuân theo các chính sách kinh tế tập trung của khối.
- Tuy nhiên, cả Hiệp ước Vác-sa-va và SEV đều không thể ngăn chặn sự suy thoái kinh tế và sự bất mãn của người dân Đông Âu, dẫn đến sự tan rã của hệ thống Xã hội chủ nghĩa vào cuối thập niên 1980.
- Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cả hai tổ chức này đều bị giải thể, đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử quan trọng trong Chiến tranh Lạnh.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991