Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì nguyên nhân gì?
A. Muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
B. Cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
C. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
D. Muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.
Câu 2: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là:
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.
C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do không có sự kiểm soát quốc tế.
D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Câu 4: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?
A. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.
B. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
C. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.
D. Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn.
Câu 5: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã:
A. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
C. buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.
D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?
A. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Câu 7: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng không được thể hiện văn kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tác phẩm Vấn đề dân cày.
Câu 8: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì?
A. Mở rộng vùng chiếm đóng.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu và hành động của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơ - ve?
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
B. Thiết lập hành lang Đông - Tây.
C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
D. Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 10: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương (1945-1954) là:
A. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
B. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
C. toàn dân, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu 11: Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 nhằm mục đích gì?
A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. Tạo điều kiện xây dựng đất nước sau cách mạng.
C. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
D. Hoà hoãn với Pháp để đấu tranh quân sự với Trung Hoa dân quốc.
Câu 12: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động phong trào gì để giải quyết khó khăn về tài chính?
A. “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”…
B. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!”.
C. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
D. Tổ chức “ Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói”.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi Việt Nam.
B. Pháp đã công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C. Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc.
D. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng.
Câu 14: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp
D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
Câu 15: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?
A. Lật đổ chế độ phong kiến.
B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................