Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Thành tựu nào sau đây không phải là kết quả của công cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến 1956?

A. Đã chia được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.

B. Hơn 2,2 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.

C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ nông thôn.

D. Góp phần hình thành tầng lớp tiểu địa chủ ở nông thôn miền Bắc.

Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 năm 1960) diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.

B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.

C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.

D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.

Câu 3: Phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 4: Thành tựu nổi bật nào sau đây thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học?

A. phát triển công nghệ di truyền.

B. tìm ra nguồn năng lượng gió.

C. tạo ra pô – li – me siêu dẻo.

D. phát triển điện thoại thông minh.

Câu 5: Việc xuất hiện vũ khí hạt nhân chứng tỏ điều gì? 

A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.

B. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật cũng có thể trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.

C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.

D. Các loại vũ khí trước đó của con người đã không còn được sử dụng.

Câu 6: Đặc điểm điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với quy mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 7: Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?

A. Chính sách về giáo dục miễn phí.

B. Chính sách giảm nghèo.

C. Chính sách Đổi mới kinh tế.

D. Chính sách bảo vệ môi trường.

Câu 8: Mục tiêu chính của chính sách Đổi mới ở Việt Nam là gì?

A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.

B. Phát triển nền kinh tế.

C. Mở rộng quyền dân chủ.

D. Cải thiện hạnh phúc dân số.

Câu 9: Năm nào Việt Nam gia nhập WTO?

A. 1995.

B. 2000.

C. 2007.

D. 2010.

Câu 10: Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?

A. Hồng Công, Đài Loan.

B. Triều Tiên, Hàn Quốc.

C. Thái Lan, Ấn Độ.

D. Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 11: Ba “con rồng” kinh tế của khu vực Đông Bắc Á là:

A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

B. Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo.

C. Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Câu 12: Đường lối cải cách – mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương:

A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm.

Câu 13: Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm cuối thế kỉ XX là gì?

A. Ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế.

B. Tăng cường chạy đua vũ trang để phát động cuộc chiến tranh mới.

C. Hợp tác toàn diện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập với bên ngoài.

Câu 14: Từ năm 2000, tình hình kinh tế nước Nga như thế nào?

A. Tiếp tục khủng hoảng trầm trọng.

B. Dần dần hồi phục và phát triển.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn âm.

D. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng.

Câu 15: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nào?

A. “Định hướng phương Tây”.

B. “Định hướng Á – Âu”.

C. “Định hướng phương Đông”.

D. “Định hướng Thái Bình Dương”.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tư liệu sau:

“Mối quan hệ Nga - Mỹ nồng ấm và tưởng như trên đà phát triển trong những năm 1992-1997 với hàng loạt các cuộc viếng thăm, hợp tác trao đổi, ký kết từ cấp cao nhất đến cấp chuyên viên, giờ đây đang bị nguội lạnh bởi những đòi hỏi phi thực tế và ý đồ áp đặt từ phía Mỹ, đặc biệt trong khủng hoảng Kosovo, cùng những biểu hiện thù địch thời chiến tranh lạnh.”

(Trích từ bài viết “Nhìn lại quan hệ Nga - Mỹ từ đầu 1999”, Học viện Ngoại giao, Hoàng Vân, 2012) 

a) Quan hệ Nga-Mỹ từ năm 1992 đến 1997 phát triển tích cực.

b) Khủng hoảng Kosovo không ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Mỹ.

c) Mỹ không có ý đồ áp đặt trong quan hệ với Nga sau năm 1991.

d) Quan hệ Nga-Mỹ sau năm 1997 trở nên căng thẳng.

Câu 2: Đọc tư liệu sau:

“Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc. Từ Đại hội XVI (năm 2002) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội. Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2007) nêu chủ trương từ “tam vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị và văn hoá sang “tứ vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.”

(Trích từ bài viết “Kinh tế Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa” Trường Đại học Duy Tân. 2019)

a) Việc gia nhập WTO năm 2001 giúp Trung Quốc tiến sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế.

b) Đại hội XVI (2002) tập trung chủ yếu vào việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ít chú trọng đến yếu tố bền vững.

c) Quan điểm “tứ vị nhất thể” được chính thức xác lập tại Đại hội XVII, bổ sung yếu tố xã hội để phát triển toàn diện.

d) Từ năm 2002, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các chính sách nhằm phát triển xã hội hài hòa và thúc đẩy phát triển bền vững.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay