Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nội dung nào không phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?
A. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.
B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.
C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.
D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
Câu 2: Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.
B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
D. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.
Câu 3: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?
A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.
B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Câu 4: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?
A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.
B. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” với nhiều cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”.
D. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Câu 6: Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam?
A. Vì buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
B. Vì buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. Vì buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Vì làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh.
Câu 7: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì?
A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 8: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?
A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Đánh dấu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 9: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới?
A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có những chuyển biến mạnh mẽ.
D. Để theo kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới và xu thế toàn cầu hóa.
Câu 10: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
Câu 11: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?
A. M. Goócbachốp.
B. B. Enxin.
C. D Medvedev.
D. V. Putin.
Câu 12: Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là:
A. xung đột lãnh thổ với láng giềng.
B. sự tranh chấp giữa các tôn giáo.
C. sự tranh chấp giữa các đảng phái.
D. chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.
Câu 13: Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 14: Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:
A. cùng giúp đỡ nhau phát triển.
B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.
C. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.
Câu 15: Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là:
A. Nhật Bản và Trung Quốc.
B. Trung Quốc và Hàn Quốc.
C. Trung Quốc và Nhật Bản.
D. Nhật Bản và Hàn Quốc.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong 30 năm (1980 - 2010), GDP bình quân hằng năm của Trung Quốc tăng 9,8%, ngay trong những năm đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Khi bắt đầu bước vào thế kỷ XXI, kinh tế Trung Quốc xếp ở vị trí thứ sáu thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp), đến năm 2010 đã vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế có tổng lượng lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ).”
(Nguyễn Huy Quý, Kinh tế Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi phương thức phát triển hiện nay, Tạp chí Cộng sản. 2015)
a) Trong giai đoạn 1980 - 2010, Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao nhất thế giới.
b) Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ngay cả trong những giai đoạn bất ổn toàn cầu, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
c) Đến năm 2010, Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhờ sự hỗ trợ chính từ các quốc gia phương Tây.
d) Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“… Chúng ta đã mở rộng hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác; từng bước khẳng định được hình ảnh và vị thế của một quốc ta tích cực và có trách nhiệm; tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam; đóng góp tích cực cho việc duy trì, bảo vệ nền hòa bình thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh quốc tế và khu vực. thông qua xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung quốc tế và khu vực”.
(Vũ Văn Phúc, Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, in trong: Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.16)
a) Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Hình ảnh, vị thế của Việt Nam được nâng cao trong quá trình hội nhập.
c) Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp cộng đồng thế giới hiểu đầy đủ về Việt Nam.
d) Muốn hội nhập quốc tế, Việt Nam cần tự xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................