Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 KNTT.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 8: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nêu nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản.
Trả lời:
- Tình hình chính trị:
+ Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật Bản tiến đánh Việt Nam ở Lạng Sơn, rồi từng bước xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi đầu hàng, câu kết với quân Nhật ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương, Việt Nam chịu ách thống trị của cả Pháp và Nhật Bản.
+ Cả Nhật Bản và Pháp đều tiến hành phát xít hoá bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong những năm 1936-1939.
- Tình hình kinh tế:
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường các loại thuế,..;
+ Quân Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt...
=> Những thủ đoạn tàn ác này đã gây nên nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì vào cuối năm 1944-đầu năm 1945.
- Tình hình xã hội:
+ Chính sách thống trị của Pháp-Nhật đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt.
+ Một số cuộc nổi dậy đầu tiên đã diễn ra, đó là khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn, 9/1940), khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) và binh biến Đô Lương (Nghệ An, 1/1941).
Câu 2: Hãy nêu nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939-1941 là gì? Lấy dẫn chứng từ tư liệu 1 để chứng minh.
Trả lời:
- Giai đoạn 1930-1939: tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ là chống đế quốc và làm cách mạng ruộng đất.
- Từ năm 1939, khi tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển lớn lao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã xác định nhiệm vụ cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc.
- Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941), Đảng đã nhấn mạnh hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo, như:
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương;
+ Nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
+ Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa;
+ Dự báo về thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền,..
=> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939.
Câu 3: Công cuộc chuẩn bị lực lượng diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Câu 5: Hãy trình bày diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
Câu 6: Việc giành được chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa như thế nào trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Trả lời:
Câu 7: Nêu nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
Câu 8: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
Câu 9: Nêu bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trả lời
Câu 10: Trình bày đặc điểm của cách mạng tháng 8 năm 1945?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Theo em, sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Minh trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua những sự kiện nào?
Trả lời:
- Sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Minh trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua hững sự kiện sau:
+ Ngay khi chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, ngày 14-8, một số cấp bộ Đảng và Việt Minh ở một số địa phương đã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, vận dụng chỉ đạo của Trung ương Đảng về khởi nghĩa từng phần để phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Trong quá trình Tổng khởi nghĩa, các hình thức và phương pháp đấu tranh được vận dụng một cách linh hoạt (đấu tranh bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang,... ) giúp cho cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu),…
Câu 1: Vì sao nói cách mạng tháng 8 ở Việt Nam là cuộc cách mạng chưa từng có, là cuộc cách mạnh giải phóng dân tộc điển hình trên thế giới?
Trả lời:
Câu 2: Nghệ Thuật chớp thời cơ giành chính quyền được thể hiện như nào trong Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 ?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Hãy đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là một trong những nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
- Vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua một số nội dung sau:
+ Giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ;
+ Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đường lối đấu tranh; lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa…)
+ Lãnh đạo nhân dân tập dượt đấu tranh (qua các phong trào cách mạng: 1930 – 1931; 1936-1939 và 1939-1945)
+ Đánh giá tình hình, xác định đúng thời cơ, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa;
+ Trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
Câu 2: Vì sao trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có thể phát động được toàn dân nổi dậy ở cả nông thôn lẫn thành thị?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói : “Thời cơ trong cách mạng tháng 8 là thời cơ chín muối, thời cơ ngàn năm có một?”
Trả lời:
Thời cơ Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một vì:
- Giữa lúc phát xít Nhật đầu hàng, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn tê liệt, bọn tay sai hoang mang, rệu rã thì cả một tập đoàn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp, Tưởng Giới Thạch đang ráo riết tiến vào Đông Dương. Cùng với bọn đế quốc đủ mọi sắc cờ, bọn phản cách mạng cũng náo nức chuẩn bị theo đuôi kéo vào nước ta hòng cướp lấy chính quyền (Mĩ, Anh âm mưu cướp lấy Đông Dương, Pháp trở lại giành địa vị thống trị).
- Cách mạng đứng trước tình thế một mình đối phó với nhiều lực lượng quân sự, được pháp lí quốc tế thừa nhận sắp sữa tràn vào nước ta để cứu bọn tay sai, ngăn chặn phong trào cách mạng của nhân dân ta. Vận mệnh dân tộc đòi hỏi Đảng ta phải hành động kịp thời, khôn khéo và kiên quyết, quy động cao độ trí tuệ và sức mạnh của toàn dân, giành thắng lợi trong cuộc chạy đua lịch sử giữa nhân dân ta với các tập đoàn đế quốc và phản động.
- Trước thời cơ thuận lợi hiếm hoi và ngắn ngủi, nguy cơ không nhỏ đến gần, Đảng ta phải hoàn thành sứ mệnh cả dân tộc giao phó là tổ chức lãnh đạo toàn dân vùng dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai, đứng ở địa vị người chủ nước nhà mà đón tiếp quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Nếu hành động chậm khi quân Đồng Minh vào thì thời cơ không còn nữa.
Như vậy, khoảng thời gian sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ “ngàn năm có một”. Cuộc tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám cũng diến ra đúng trong khoảng thời gian đó và ta đã giành thắng lợi.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945