Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 KNTT.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 16: VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh từ năm 1954 đến năm 1957.
Trả lời:
♦ Hoàn thành cải cách ruộng đất:
- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế, Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất".
- Kết quả:
+ Qua 5 đợt cải cách, trên 81 vạn héc-ta ruộng đất của đế quốc và địa chủ dã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia cho khoảng 2,2 triệu hộ nông dân và dân nghèo ở nông thôn.
+ Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.
♦ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
- Trong những năm 1955-1957, miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
+ Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giải quyết cơ bản nạn đói.
+ Về công nghiệp, bên cạnh việc khôi phục, mở rộng các nhà máy đã có, nhiều nhà máy mới được xây dựng trong thời kì này.
+ Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, giao lưu hàng hoá phát triển. Cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
+ Trong giao thông vận tải, đường sắt và đường ô tô được khôi phục và phát triển, các bến cảng được tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
Câu 2: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960). Trong giai đoạn này, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam như thế nào?
Trả lời:
- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá và đạt nhiều thành tựu. Trong đó, trọng tâm là việc phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể (Nhà nước, tập thể quản lí).
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc còn làm nghĩa vụ của hậu phương lớn, chi viện cho miền Nam.
+ Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào chiến trường tham gia hoặc phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.
+ Từ năm 1959, tuyến chi viện chiến lược-đường Trường Sơn trên bộ, trên biển đã được hình thành và ngày càng phát triển, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Câu 3: Hãy nêu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) và chi viện cho miền Nam.
Trả lời:
Câu 4: Phong trào Đồng khởi nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu diễn biển, kết quả của phong trào.
Trả lời:
Câu 5: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Trả lời:
Câu 6: Khẩu hiệu “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" cho em biết thêm điều gì về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc.
Trả lời:
Câu 7: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Trả lời:
Câu 8: Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960.
Trả lời:
Câu 9: Hãy trình bày ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (1959 - 1960).
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Vì sao nói phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
Trả lời:
- Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, vì:
+ Giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2: Cho biết hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 và những khó khăn mà chính quyền miền Bắc gặp phải trong giai đoạn đầu.
Trả lời:
Câu 3: Em hãy cho biết vai trò và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1960-1965.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Em có ấn tượng nhất với thành tựu nào của miền Bắc hoặc thắng lợi tiêu biểu nào của miền Nam trong giai đoạn 1954-1965? Vì sao?
Trả lời:
- Em ấn tượng nhất với phong trào Đồng khởi ở mn (1959-1960), vì:
+ Phong trào Đồng Khởi đã giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
+ Thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2: Phân tích sự thay đổi trong chiến lược quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam từ sau Hiệp định Geneva (1954) đến trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964). Những thay đổi này đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Đánh giá vai trò của các phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam trong việc làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy từ năm 1954 đến năm 1965.
Trả lời:
- Ngay từ sau Hiệp định Geneva, nhân dân miền Nam đã tiến hành nhiều phong trào đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định, chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Các cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi bật là Đồng Khởi đã đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng và phát triển lực lượng quân sự của cách mạng miền Nam.
- Phong trào vũ trang lan rộng, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và quân sự, làm cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn gặp khó khăn lớn trong việc kiểm soát các vùng nông thôn.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------