Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

TL. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Biện pháp tu từ chêm xem là gì ? Cho ví dụ ?

Trả lời:

Biện pháp chêm xen là một kỹ thuật ngôn ngữ được áp dụng để tạo sự liên kết và mạch lạc giữa các ý tưởng, từ, cụm từ hoặc câu trong một văn bản hoặc bài thuyết. Với sự sử dụng thông minh và linh hoạt của biện pháp này, người viết hay người nói có thể tạo ra một dòng suy nghĩ liền mạch và logic, giúp người đọc hoặc người nghe hiểu rõ hơn và theo dõi được luồng thông tin.

Ví dụ 2: Trong một bài văn về giáo dục, người viết có thể chèn thêm các ví dụ về thành công của những người nổi tiếng không có bằng cấp cao như Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Điều này giúp chứng tỏ rằng giáo dục không chỉ dựa trên bằng cấp mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo, sáng tạo và nỗ lực cá nhân,  bài viết trở nên phong phú hơn với những thông tin bổ sung,

Câu 2: Tác dụng của biện pháp chêm xem là gì ?

Trả lời:

Sử dụng biện pháp chêm xen và liệt kê trong việc viết văn không chỉ làm cho bài văn trở nên sáng tạo hơn, mà còn mang lại tính logic, sự trôi chảy và sự phong phú trong nội dung. Điều này giúp tăng cường sự thuyết phục và độc đáo của bài viết, đồng thời tạo ra một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc và  và là một cách sắp xếp thông tin, ý kiến, tình tiết hoặc sự kiện theo một thứ tự nhất định. Việc sắp xếp này giúp bài viết trở nên dễ hiểu, nhất quán và có cấu trúc rõ ràng.

Câu 3: Biện pháp liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?

Trả lời:

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..

Câu 3: Biện pháp liệt kê được phân loại thành mấy kiểu ?

Trả lời:

-  - Phép liệt kê theo cặp: phép liệt kê với các cặp đi liền với nhau, chúng được kết nối bằng các từ như : và, cùng, với ,...

- Phép liệt kê không theo cặp :  - Phép liệt kê không theo cặp : là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau.

-  - Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê theo trình tự nhất định. Chẳng hạn như liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa.

-  - Liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần sở hữu mối qun hệ bình đẳng. Khi ta đảo vị trí các thành phần sẽ không ảnh hưởng đến nội dung mà ta muốn truyền tải.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì ?

Trả lời:

-  - Phép liệt kê được sử dụng để làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

-  - Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

 THÔNG HIỂU

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau?

  • a. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
  • b. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
  • c. Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia-ve (người luôn ngờ vực vể nhân thân của ông) rình mò, theo dõi. (Phần tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ)
    • a. Giải thích cho hành động rút khăn lau mồ hôi trên trán của Thanh.
    • b. Bổ sung thông tin về hình ảnh hai bàn chân xinh xắn của Nga.
    • c. Bổ sung thông tin về thanh tra Gia-ve.

Câu 7: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau ?

“Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.”

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

Trả lời:

Cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ của người nói với hồn của viên tướng bại trận.

Câu 8: Viết ba câu có sử dụng biện pháp liệt kê?

Trả lời:

– Gia-ve không chỉ bị Giăng Van-giăng, Phăng-tin và bà xơ Xem-pơ-lí mà còn rất nhiều người căm ghét.

– Thạch Lam nổi tiếng với các truyện ngắn như: Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Sợi tóc,…

– Tuần này, chúng em đã được học rất nhiều văn bản văn học hay như: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Dưới bóng hoàng lan, Một chuyện đùa nho nhỏ.

Câu 9: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:

  • a. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,… – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,… (Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
  • b. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
    • a. Liệt kê và cho thấy sự phong phú của các món ăn ngày Tết.
    • b. Liệt kê và cho cho thấy sự thất thế của quân giặc.

Câu 11: Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?

“Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)”

Trả lời:

  • a. Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái đến với chàng trai với thái độ trách móc chàng trai vô tâm một cách kín đáo.

Câu 12:  Hãy xác định biện pháp liệt kê và tác dụng của nó:

a,Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

b,Tàu qua những sớm, những chiều

Những sông, những núi, những đèo tàu qua…

c,Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Trả lời:

a, Liệt kê những đức tính đáng quý của cây tre cũng chính là đức tính đáng quý của con người.

b, Liệt kê những điểm đến cũng chính là hành trình của con tàu.

c, Liệt kê chiến thắng vẻ vang của quân ta trong

Câu 13: Chỉ ra biện pháp liệt kê trong các trường hợp sau. Xác định xem đây là kiểu liệt kê theo từng cặp hay không theo từng cặp; kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến.

  • a.    Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa - Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.
  • b.   Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.
    • a.   Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa  ->  Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến
    • b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.

Câu 15: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen, sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của chúng.

Trả lời:

Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc "đưa đò" cho "người khách" đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những "người khách" ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô

- Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn:  - Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai

- Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô. - Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay