Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 1

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

Câu 1: Hãy tóm tắt lại tác phẩm Thần trụ trời theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

Câu 2: Truyện Thần trụ trời được kể theo ngôi thứ mấy ?

Trả lời:

 Người kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ 3

Câu 3: Có những câu chuyện thần thoại nào có chủ đề tương tự như vậy, em hãy liệt kê ra ?

Trả lời:

- Sơn tinh - Thủy tinh; Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng,....

Câu 4: Lý giải xuất hiện giữa trời và đất ?

Trả lời:

- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời

+ “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.”

=> Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”

- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển

=> Sự lý giải phong phú, giàu tính tưởng tượng

Câu 5: Thể loại của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Thần thoại

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng ?

Trả lời:

- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, quật cường, mưu trí của Hê-ra-clet

- Thể hiện tư duy phát triển của con người Hy Lạp

Câu 7: Viết một đoạn văn nêu giá trị ý nghĩa của văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” ?

Trả lời:

Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa, tất cả đều được lý giải bằng những tư duy hồn nhiên và ngây thơ. Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clet đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi diễn biến thần kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bên cạnh đó còn có những yếu tố kì ảo đậm nét. Và tất cả chúng đều khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tự của sự dũng cảm, kiên trì, quyết tâm, thông minh và trái tim nhân hậu.

Câu 8: Cuộc chiến khốc liệt giữa Hê-ra-clet và Ăng-tê được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, đầy hấp dẫn, cuộc giao đấu tưởng chừng như sẽ phân được thắng bại ngay từ đầu nhưng lại có những điều không lường trước xảy ra. Ăng-tê có bùa hộ mệnh nên mặc dù bị Hê-ra-clet quật ngã đến ba lần, nhưng vẫn còn sống. Hê-ra-clet đã nhanh trí tìm ra sơ hở rồi nhấc bổng Ăng-tê lên cho lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Kết quả lần này thì Ăng-tê chết thật, "chết không cách gì cứu vãn được"

Câu 9: Xác định lỗi dùng từ trong những câu sau đây và sửa lại cho Đúng ?

a, Tôi sẵn sàng khuất phục khó khăn .

b, Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.

Trả lời:

a, khuất phục -> vượt qua / đương đầu với / khắc phục (Dùng từ sai do không

hiểu chính xác về nội dung ý nghĩa cơ bản của từ)

b, chú hổ -> con hổ (Dùng từ sai về nghĩa biểu thái) : sai do dùng từ thể hiện thái

độ âu yếm, thân mật.

Câu 10: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:

“Tuy sống trong một gia đình phong lưu nhưng Thúy Kiều và Thúy Vân là

những người con gái có nhan sắc và tính tình rất dịu dàng”

Trả lời:

- Một gia đình phong lưu =>  trung lưu/ tầng lớp trung lưu / giới trung

lưu… (Dùng từ sai do không hiểu chính xác về nội dung ý nghĩa cơ

bản của từ)

Câu 11: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:

“Tỉnh Long An hân hạnh được đón tiếp Chủ tịch nước và người vợ đến tham dự lễ cắt băng khánh thành cầu vượt mới.”

Trả lời:

- người vợ =>  phu nhân (Dùng từ sai nghĩa biểu thái) : sai do dùng từ không thể hiện thái độ trân trọng.

Câu 12: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu

Bây giờ tôi sẽ đề cập đến vấn đề chính: Ban giám đốc cần phải công bố

công khai kế hoạch chi tiêu tháng vừa rồi.

b.Yếu điểm của mẫu xe mới là cốp xe quá nhỏ

Trả lời:

  1. công khai (Thừa từ )

b.Điểm yếu => Nhược điểm (Dùng từ sai về hình thức cấu tạo của từ)

Câu 13: Chi tiết “kì ảo” nào có đặc điểm thần thoại của câu chuyện ?

Trả lời:

Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

Câu 14: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu

 “Cô bạn tôi là người có nhiều ước mơ thầm lặng”

Trả lời:

Thầm lặng => thầm kín : giữ kín trong lòng ko để lộ ra ngoài (Dùng từ sai do không hiểu  nghĩa, nội dung cơ bản của từ)

Câu 15: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu

“Tầng lớp của anh ấy có tri thức về công nghệ thông tin và được đào tạo tại nước ngoài rất bài bản.

Trả lời:

Tầng lớp => đội ngũ :  người làm việc có chuyên môn, trình độ nhất định về một lĩnh vực nào đó

Câu 16: Tìm lỗi sai trong câu sau:

Sự hy sinh thầm kín của các chiến sĩ áo trắng khiến chúng ta cảm động vô

cùng.

Trả lời:

Thầm kín -> thầm lặng (Dùng từ sai do không hiểu nội dung ý nghĩa cơ bản của từ)

Câu 17: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:

  1. xử dụng / sử dụng

  2. xán lạn / sáng lạng

  3. buôn ba / bôn ba

Trả lời:

  1. sử dụng

  2. xán lạn

  3. bôn ba

Câu 18: Viết một bài văn với chủ đề nêu cảm nghĩ của em về một hình tượng thần thoại mà em yêu thích và trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ?

Trả lời:

Thầy cô giống như những người lái đò cần mẫn lèo lái những chuyến đò tri thức cập bến sang sông. Là người cha mẹ thứ hai của chúng ta, dạy dỗ, chăm sóc và chỉ bảo ta nên người. Người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về đức tính và phẩm chất cao cả của mình.

Người thầy dưới ngòi bút của tác giả là một người vô cùng nghiêm nghị nhưng cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Thầy luôn dạy bảo học sinh những điều hay, lẽ phải, đứng trước sự nghịch ngợm của học trò thầy đã xử lý rất nghiêm khắc, đúng với bản chất của một người giáo viên. Nghiêm khắc vậy là do thầy khó tính ư? Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương học trò vô bờ bến, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho những cô cậu học trò nghịch ngợm của mình. Sau trò nghịch ngợm của học sinh, thầy đã tịch thu hộp dế của cậu bé Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi, chiếc cặp đã vô tình đè lên hộp dế. Điều đó khiến thầy Phu rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Dù đó chỉ là món trò chơi của trẻ con nhưng thầy làm hỏng thì thầy cũng xin lỗi chứ không hề lảng tránh đi. Cách hành xử của thầy lại khiến cho chúng ta trân trọng, cảm phục. Thầy đã không lấy danh nghĩa giáo viên để cho qua mọi việc mà hành xử thật đẹp. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Hành động đó cùng tấm lòng đầy yêu thương của thầy chính là nguồn động lực lớn cho các bạn học tập và noi theo. Có thể thấy rằng, người thầy giáo ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Mỗi học sinh của thầy đều được vun đắp những đức tính tốt đẹp từ người thầy đáng kính của mình. Nhà văn đã rất tinh tế khi xây dựng nhân vật này hiện lên với những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo.

Nhân vật người thầy đã góp phần rất lớn để tạo nên thành công cho văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh. Thầy đã giáo dục nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học trò trong câu chuyện.

Câu 19: Trước khi Xita lên giàn hỏa thiêu, Ra - ma đã phản ứng như thế nào với vợ mình ?

Trả lời:

+ Xưng hô: ta - phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng lạnh lùng xa cách.

+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta…”, không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá.

+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ,…”.

+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận vợ và đuổi nàng đi “ta không cần đến nàng nữa…”.

=>Những lời nói rất lạnh lùng, tàn nhẫn với những chỉ thị oai nghiêm chứng tỏ lòng ghen tuông đẩy đến cao độ.

=> Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn có lúc yêu lúc ghen, lúc cương quyết lúc mềm yếu.

Câu 20: Hành động tự thiêu của Xita chứng minh điều gì ?

Trả lời:

+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lạy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi

+ Nàng dũng cảm chấp nhận cái chết để chứng minh cho sự chung thủy, cho tình yêu, cho phẩm hạnh của mình.

+ Thái độ của người xung quanh: ai nấy đều đau lòng đứt ruột, các phụ nữ kêu khóc thảm thương,..thể hiện lòng thương cảm, sự tin tưởng.

+ Xita nhảy vào lửa nhưng không chết bởi nàng được thần linh che chở và chứng giám cho sự chung thủy.

+ Thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xita trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu.

+ Nhờ vậy mà Ra- ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ

=> Xi-ta là mẫu phụ nữ lý tưởng của Ấn Độ yêu chồng, thủy chung, nhẫn nại, chịu đựng, dũng cảm, vị tha.  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay