Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 2: Thơ Đường luật (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Thơ Đường luật (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 2

THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Câu 1: Phân tích hai câu thực của bài thơ Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

- Hướng nhìn đối với bức tranh mùa thu của nhà thơ đã có sự di chuyển đa chiều: chiều cao, chiều xa, chiều sâu và bao quát theo chiều rộng:

- Chiều cao: sóng – vọt lên tận lưng trời (thấp – cao), mây – sa sầm mặt đất (cao – thấp) => các hình ảnh đối lập

- Chiều sâu: “giữa lòng sông”: độ sâu thăm thẳm

- Chiều rộng:  các hình ảnh như mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn, hùng vĩ.

- Chiều xa: hình ảnh cửa ải

Câu 2: Hãy tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

  1. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

  2. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

  3. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

  4. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài

Trả lời:

  1. a) Lỗi lặp từ: nhà thơ -> bỏ từ nhà thơ đầu câu.

Sửa lỗi: Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

  1. b) Lỗi trật tự từ: các từ “đề tài”, “chủ đề”, “cảm hứng”, “nội dung” trong câu có trật tự chưa đúng.

Sửa lỗi: Nội dung, đề tài, chủ đề và cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

  1. c) Lỗi dùng từ: cụm từ “nhân vật trữ tình” có thể bỏ.

Sửa lỗi: Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh một người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

  1. d) Lỗi dùng từ: “ư” -> bỏ “ư”.

Sửa lỗi: Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ thực trong bài thơ Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

Bằng việc sử dụng các hình ảnh đối lập hai câu thực đã cho ta thấy cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

Câu 4: Phân tích hai câu luận của bài thơ Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

- Nỗi nhớ quê hương, nhớ mùa thu quê nhà

+ “ khóm cúc tuôn lệ”: là hình ảnh hoa cúc là loài hoa biểu tượng cho niềm vui niềm hy vọng ấy vậy mà lại “tuôn lệ” làm cho ta cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng trong lòng nhà thơ đó là nỗi nhớ quê nhà.

+ “lệ” phải chăng đó chính là dòng lệ của nhà thơ.

+ “cố chu” : hình ảnh con thuyền cô độc, lẻ loi, khi nhìn thấy con thuyền nỗi buồn lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.

+ “lưỡng khai” : nỗi buồn trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “cố viên tâm” : nhất tâm hướng về quê hương

=> Kết luận:  bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ước lệ bộc lộ nỗi niềm của kẻ li hương, luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà.

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 6: Bốn câu thơ đầu bài thơ Cảm xúc mùa thu có nội dung chính là gì ?

Trả lời:

Cảnh thu: bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều, hoang vắng, vừa dữ dội, hùng vĩ.

Câu 7: Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau

  1. a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng

  2. b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt

  3. c) Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều

  4. d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được

Trả lời:

  1. a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Lượng mưa không thể đi với kéo dài được -> Sửa “lượng mưa” thành “mùa mưa”

=> Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng

  1. b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

“bệnh nhân pha chế điều trị” là sai -> sửa: bệnh nhân được điều trị

=> Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế

  1. c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

“chứng minh” là sai -> Sửa thành “minh chứng”

=> Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều

  1. d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

“lực lượng” là sai -> Sửa thành “tấn công”

=> Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được

Câu 8: Viết bài văn nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em ấn tượng bài thơ Cảm xúc mùa thu của nhà thơ Đỗ Phủ ?

Trả lời:

Mở đầu bài thơ là khung cảnh rừng phong hoang vu, lạnh lẽo, thậm chí điêu tàn và xơ xác. Ngàn núi đều nhuốm màu đau thương, lạnh lẽo, xơ xác đến tàn tạ, những từ láy gợi hình, biểu cảm như “hiu hắt, lác đác” một lần nữa nhấn mạnh vẻ đẹp hoang vu, mênh mông rợn ngợp nơi đây. Đỗ Phủ đã sử dụng thành công những thi liệu cổ điển, hình ảnh ước lệ, nhắc tới mùa thu là nhớ tới rừng phong, hạt móc sương sa. Cả rừng phong và sương đều là những dấu hiệu báo mùa thu ở Trung Quốc. Trước đây, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã sử dụng thi liệu cổ ấy như một biểu tượng cho mùa thu, cho sự xa cách, cô đơn và hoang vu:

“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ, ảm đạm, lạnh lẽo. Bức tranh mùa thu tiếp tục được khắc họa với những nét đặc tả đầy ấn tượng:

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Không gian mênh mông, hoang vu lại được tô đậm bởi hình ảnh sóng gợn lưng trời. Cái cao rộng và sâu hun hút của lòng sông và bầu trời kết hợp tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, khó thở đến bức bách. Mây đùn cửa ải xa là một cách diễn đạt tinh tế của nhà thơ khi những đám mây đang xâm lấn và bao trùm vạn vật, càng gia tăng sự trống trải, cô đơn. Ở hai câu trên, tổng hòa của cảnh sắc đã nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây, cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội.

Câu 9: Phân tích hai câu đề của bài thơ ?

Trả lời:

- Những hình ảnh thân quen cổ điển về mùa thu ở Trung Quốc

+ “ngọc lộ”: sương mù trắng xóa, dày đặc khắp đất trời

+ “phong thụ lâm” : rừng cây phong cổ thụ rụng lá, là hình ảnh thường dùng để miêu tả cảnh mùa thu

+ “Núi vu, kẽm vu”: Núi Vu Sơn và hẻm núi Vu Giáp là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc; vào mùa thu nơi đây khí trời thường âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: không khí ảm đạm, hiu hắt, vắng lạng đến mịt mờ

Câu 10: Phân tích hai câu đề của bài thơ ?

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Trả lời:

- Thời gian đêm khuya: Thời điểm nửa đêm về sáng, là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình với những suy tư, trăn trở.

- Không gian: tĩnh mịch, vắng lặng, quạnh hiu với âm thanh văng vẳng của tiếng trống canh.

- Từ dồn: Nhịp điệu gấp gáp, hối hả. → Bước đi của thời gian.

⇒ Đó cũng chính là tâm trạng rối bời, vừa lo âu vừa buồn bã của con người ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đời người.

+ Có nghĩa là phơi ra, bày ra + cái hồng nhan, với nước non thể hiện sự dãi dầu sương gió. → Sự tủi hổ, bẽ bàng.

+ Trơ trọi, lẻ bóng + thủ pháp đối: cái hồng nhan >< nước non → Cảm giác cô đơn trống vắng.

+ Thủ pháp đảo ngữ trơ đứng đầu câu + nhịp điệu thơ 1/3/3 → Nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng.

+ Thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. → Bản lĩnh, cá tính Xuân Hương.

- Từ hồng nhan đặt bên cạnh từ cái: Sự rẻ rúng, mỉa mai.

⇒ Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình

Câu 11: Qua tìm hiểu về bài thơ Tự tình 2 nếu được chia lại bố cục em sẽ chia thành cách nào ?

Trả lời:

Em sẽ chia thành:

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc.

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn.

Câu 12: Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực trong bài thơ Tự tình 2 là gì ?

Trả lời:

- Nghệ thuật phép đối.

⇒ Xót xa, cay đắng cho duyên phận dang dở, lỡ làng

 Câu 13: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Cảm xúc mùa thu?

Trả lời:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Hinh ảnh thơ thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, trầm lắng, u buồn

Câu 14: Nêu phong cách nghệ thuật và sáng tác tiêu biểu của tác giả Nguyễn Khuyến ?

Trả lời:

- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

- Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

- Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

Câu 15: Phân tích màu sắc, đường nét, nghệ thuật của hai câu thơ thực trong bài thơ Câu cá mùa thu ?

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”

Trả lời:

- Sắc màu: Màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành màu sắc kỳ diệu của mùa thu.

- Đường nét: Gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá bay khẽ khàng. → Tô đậm thêm cái tĩnh lặng của mùa thu.

- Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh.

→ Phác họa mùa thu với màu sắc hài hòa, không gian tĩnh lặng với bao nhiêu cử động mà vẫn im lìm, mỏng manh, nhỏ nhẹ. ⇒ Phải có sự hòa điệu với thiên nhiên nhà thơ mới cảm nhận được những rung động mơ hồ của vạn vật, đất trời.

Câu 16: Nêu ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Tự tình 2”?

Trả lời:

- Tự tình có nghĩa là bộc lộ tâm tình, tâm tình ở đây không phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.

- Bài thơ là nỗi tự tình của riêng Xuân Hương nhưng cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở, lẻ loi.

Câu 17: Phân tích hai câu thơ sau

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Trả lời:

- Cụm từ say lại tỉnh: gợi lên vòng tình duyên quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo giới, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận.

- Vầng trăng:

+ bóng xế: Trăng đang tàn;

+ khuyết chưa tròn: Chưa trọn vẹn.

→ Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn

Câu 18: Cảm nhận của em về hai câu luận trong bài thơ Câu cá mùa thu như thế nào ?

Trả lời:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

- Điểm nhìn mở ra cao rộng và sâu thẳm hơn: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, ngõ trúc quanh co.

- Từ trời xanh ngắt: Mùa thu thêm lắng đọng, thêm tĩnh lặng hơn.

- Không gian: Tĩnh, vắng người, vắng tiếng, gần như tĩnh lặng tuyệt đối.

⇒ Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động...Phải chăng cảnh thu đã được vẽ nên bởi bao vương vấn mang cảm nhận, tâm trạng riêng của thi nhân?

Câu 19: Biết một bài văn phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2

Trả lời:

Thân phận bất hạnh, đau khổ, bẽ bàng của người phụ nữ là một đề tài khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Hồ Xuân Hương là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học trung đại, viết về số phận con người, đặc biệt là thân phận éo le của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến suy tàn. Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh hẩm hiu, éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Đầu bài thơ, tác giả đã cho thấy người phụ nữ cô đơn, một mình lạnh lẽo, trong đêm khuya vắng nghe tiếng trống:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Một không gian rộng lớn, bao quanh người phụ nữ với tiếng trống báo thời khắc đi qua. Đêm khuya thanh vắng là thời điểm con người thường đối diện với chính bản thân mình, để xót thương, để tư vấn. Đó là lúc những âm vang của cuộc đời dường như không tác động đến con người, song con người lại cảm nhận được bước đi của cuộc đời một cách sâu sắc nhất. Đọc Truyện Kiều, độc giả dễ dàng nhận ra khoảng thời gian ấy xuất hiện rất nhiều. Thúy Kiều đã từng đối diện lòng mình trong đêm khuya ở nhiều cảnh huống khác nhau: sau khi tảo mộ, gặp Kim Trọng (Một mình lặng ngắm bóng nga / Rộn đường gần với nỗi xa bời bời...),lúc đã quyết định bán mình chuộc cha (“Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn /Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”) hoặc lúc ở lầu xanh (“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh / Giật mình mình lại thương mình xót xa”)...

Trong Tự tình (bài II), nhân vật trữ tình cũng chọn cách đối diện như thế. Tiếng trống canh chỉ “văng vẳng”, tức người nghe phải lắng tai nghe, nhưng nhịp điệu của nó thì đã qua đầy đủ, với tất cả sự hối hả, thúc giục (trống canh dồn)... “Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, và cả cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Từ “dồn” diễn tả thời gian với những bước bước đi, nhanh dồn dập, gấp gáp, thôi thúc. Người đàn bà trong đêm khuya vắng lặng, yên tĩnh, đối diện với chính mình, trở nên lẻ loi cô đơn, trong lòng trống vắng, với bóng tối bao trùm không gian. Tác giả đã diễn tả tâm trạng của người vợ lẽ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến, từ trở trong cách kết hợp “trơ cái hồng nhan” vừa cho thấy tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ cho thân phận éo le, cay đắng mà còn thể hiện sự thách thức, thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Nỗi đau buồn đã lên đến cực độ. Từ “cái” gắn liền với từ “hồng nhan” làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng xót xa, cay đắng, tình cảnh lẻ loi, cô đơn của người phụ nữ trong đêm thanh vắng, sự cô đơn trước vũ trụ và sự thách thức của Hồ Xuân Hương với xã hội, cuộc đời.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua việc uống rượu giải sầu cho quên sự đời, quên đi tình yêu lỡ làng. Đêm khuya, tìm đến rượu, một mình đối diện với vầng trăng và cảm nhận bước đi của thời gian u hoài .

Nhưng có khác là tác giả Đặng Dung là đấng trượng phu, một người anh hùng thất thế đang đớn đau trước dòng đời tuôn chảy trong sự bất lực của chính mình. Còn ở Tự tình (bài II) là nỗi lòng của người phụ nữ khi tình duyên lỡ làng, duyên phận hẩm hiu. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu với mong ước có thể quên đi thực tại tủi sầu nhưng say lại tỉnh, uống rượu nhưng đâu có giải được sầu, mà chỉ làm cho nỗi buồn thêm sâu sắc, đong đầy, tâm trạng càng cay đắng hơn. Câu thơ của nữ sĩ gợi nhớ một ý thơ đầy trầm tư của Lý Bạch:

“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt

Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”

Rượu khiến nhân vật trữ tình càng nhận ra tâm trạng phũ phàng, thân phận hẩm hiu, bạc bẽo của chính mình. Men rượu đậm đà hương vị “cay cay”, “ngòn ngọt” như tình yêu chứa đầy hạnh phúc đầy đau khổ được hòa quyện vào nhau. “Vầng trăng bóng xế”, đêm đã gần tàn, trăng là nhân chứng tình duyên, hẹn thề ước của những đôi yêu nhau. “Khuyết chưa tròn” là hạnh phúc tình yêu chưa tràn đầy. Trăng còn là biểu tượng cho mùa xuân, ngày tháng cứ trôi đi, trôi mãi. Tuổi xuân đi qua nhưng hạnh phúc chưa đầy. Tâm trạng đau đớn, xót xa cay đắng cho một tình duyên dở dang, muộn màng. Nếu ở bốn câu thơ đầu, tác giả diễn tả tâm trạng của người phụ nữ chờ mong chồng và nỗi tuyệt vọng trước “tình” và “cảnh” với một trái tim như lạnh giá, cần hơi ấm trái tim của.người chồng thì ở hai câu luận:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Tác giả đã bất ngờ khắc họa tâm trạng dồn nén muốn phản kháng. Hình ảnh thiên nhiên như rêu, đá, đất, mây cũng như mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là loài sinh vật rất nhỏ, yếu ớt nhưng có thể “xiên ngang mặt đất”, mấy hòn đá vượt lên “đâm toạc chân mây”. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh như “xiên”, “đâm” càng tô đậm bản lĩnh, sức sống mãnh liệt của cảnh vật và của cả nhân vật trữ tình. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cảnh thiên nhiên dào dạt, bộn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà với duyên phận hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Những dồn nén, buồn bực đã phải nén:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế, mà cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân lại lại’. Điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến Hồ Xuân Hương không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình”. Chữ “ngán” thể hiện nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, xé nát thành nhiều “mảnh”, thế mà chua chát thay vẫn chỉ được “san sẻ tí con con”. Câu thơ như một tiếng thở dài buông xuôi theo dòng đời xót xa, tội nghiệp. Mỗi chữ như rưng rưng những giọt lệ chua xót.

Bài thơ là tâm sự nghẹn ngào, lời than thở cho số phận hẩm hiu, thân phận trôi nổi, bấp bênh đồng thời thể hiện khát vọng ước mơ được quyền sống tự do, hạnh phúc của người phụ nữ. Bài thơ còn tố cáo phê phán chế độ phong kiến và đề cao phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ đầy mạnh mẽ, cá tính. Lịch sử đã chứng minh sự phản kháng và cảm thông của bà với thân phận của người phụ nữ là con đường chính đáng, tiến bộ. Nữ sĩ đã đi những bước thật dài trước thời đại của bà. Tiếng thơ Của Hồ Xuân Hương đã vượt không gian và thời gian, sống mãi trong lòng độc giả bao thế hệ.

Câu 20: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Phân tích một đoạn thơ em yêu thích và chú ý đến trình tự sắp xếp câu của em.

Trả lời

Hai câu đề  bài thơ tự tình 2 của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Đêm đã về khuya, là khi tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ. Tính từ “văng vẳng” đã được nữ sĩ sử dụng rất tự nhiên, tinh tế, khiến ta cùng lúc nhận ra không gian vừa mênh mông vừa vắng lặng lúc nửa đêm. Ở đây, Xuân Hương đã khéo léo sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thi pháp cổ điển là lấy động tả tĩnh. “Trống canh dồn”, tiếng trống canh thôi thúc, gấp gáp, liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian. Tiếng trống của tâm trạng – tâm trạng rối bời vì thời gian trôi qua nhanh có nghĩa là tuổi xuân của nhà thơ cũng qua mau. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh là cách cảm nhận rất đỗi Á Đông. Đó là thời gian tâm lí thấm đậm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, đó lại cũng là lúc lòng người sâu lắng nhất, là lúc con người đối diện với chính bản thân mình. Mở đầu bài thơ, ta đã cảm nhận được cái buồn man mác len lỏi trong từng câu chữ được gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống văng vẳng không quá gần mà lại nghe thấy cái nhịp “dồn” vội vàng , gấp gáp… Bởi, đó là tiếng trống gợi sự bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó được nghe bằng tâm trạng của người phụ nữ mang tâm thức cô đơn, ám ảnh trước thời gian. Không gian và thời gian đã được mở ra như thế, rất tài tình và tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận qua câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu gây ấn tượng mạnh mẽ. “Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó là hai từ “hồng nhan” là để chỉ sắc đẹp của người con gái, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan “trơ” ra với nước non, với không gian, thời gian. Câu thơ đã gợi lên sự hồng nhan bạc phận. Vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thía, đau xót. Nhịp điệu 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh sự bẽ bàng. Trong văn cảnh này, chữ “trơ” không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. “Từ “trơ” kết hợp với nước non thể hiện sự bền gan, thanh đố. Như vậy ở đây ra thấy được bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay