Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 3

KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

Câu 1: Nêu bố cục của bài Xuý Vân giả dại?

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Ra đây có phải xưng danh không nhỉ”: Sự đau khổ, tủi phận, xấu hổ của Xuý Vân

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé”: Sự hối hận và đau khổ của Xúy Vân

- Đoạn 3: Còn lại: Sự thức tỉnh của Xúy Vân rồi lại rơi vào điên loạn, không tỉnh táo

Câu 2: Thể loại của tác phẩm Xuý Vân giả dại ?

Trả lời:

Thể loại: Chèo - một dòng nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam, thường được biểu diễn bằng giọng hát và kèn nhạc cổ truyền.

Câu 3: Nêu giá trị nội dung của văn bản Xuý Vân giả dại ?

Trả lời:

Phản ánh số phận của người con gái - sự than trách và chống đối là định kiến, số phận của Xúy Vân

Câu 4: Diễn biến tâm trạng của Xúy Vân trong vở chèo diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Sự đau khổ của Xúy Vân trong tình huống hôn nhân ép buộc, không có tình yêu

- Niềm mong ước của Xúy Vân về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc

-  Nỗi thất vọng, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân sau khi tin tưởng Trần Phương, người đã bày kế xuý Vân giả điên để tìm kiếm hạnh phúc và thoát khởi nhà chồng, nhưng cuối cùng lại bị bỏ rơi.

- Cảm giác xấu hổ, hối hận vì đã giúp Kim Nham đi theo Trần Phương cũng thể hiện tâm trạng của Xúy Vân. Cô mong muốn trở thành người vợ tốt, con dâu ngoan, đồng thời bày tỏ sự mong mỏi và hi vọng về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.

- Xúy Vân cũng cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Hình ảnh con gà rừng ăn thịt con công được dùng để miêu tả Xúy Vân trôi dạt, tăng thêm cảm giác cô đơn của cô.

Câu 5: Em có nhận xét gì sau khi tìm hiểu tác phẩm Xuý Vân giả dại?

Trả lời:

Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại thể hiện tâm trạng đau khổ, thất vọng, xót xa và hối lỗi trong cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Các câu hát trong vở chèo cũng thể hiện tâm trạng của Xúy Vân một cách sâu sắc và tinh tế. Vở chèo Xúy Vân giả dại là một tác phẩm đáng xem và phân tích về tâm lý nhân vật.

Câu 6: Tóm tắt nội dung văn bản Thị Mầu lên chùa theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Câu 7: Thể loại của tác phẩm Thị Mầu lên chùa ?

Trả lời:

Thể loại: Chèo

Câu 8: Nêu giá trị nội dung của văn bản Thị Mầu lên chùa?

Trả lời:

- Thể hiện cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa

- Đồng thời khẳng định phẩm chất liêm chính của Tiểu Kính

Câu 9: Trong vở chèo bao gồm những nhân vật chính nào ?

Trả lời:

- Tiểu Kính

- Thị Mầu

Câu 10: Nêu bố cục của bài Mắc mưu Thị Hến ?

Trả lời:

- Phần 1:  từ đầu đến ...“sẽ bày tự tình”

- Phần 2: tiếp đến ... “ hễ phá giới tức hành trảm quyết”

- Phần 3: tiếp đến... “ giữ dạ đừng ham của lạ”

- Phần 4: còn lại

Câu 11: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Mắc mưu Thị Hến là gì ?

Trả lời:

- Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời

- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất

Câu 12: Thể loại của tác phẩm Mắc mưu Thị Hến ?

Trả lời:

Thể loại: Tuồng hài: tuồng là một loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc, ra đời từ xa xưa, do các tác giả dân gian sáng tác và được lưu truyền tới ngày nay.

Câu 13: Nhân vật Thị Hến được miêu tả như thế nào trong vở tuồng ?

Trả lời:

- Thị Hến là một người đàn bà góa chồng nhưng trẻ trung, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.

- Thị Hến mua nhầm phải tang vật của vụ ăn trộm từ Ốc và Ngao

- Sau đó bị Lý Hà phát hiện bắt giải Thị Hến quan huyện xét xử

- Nhưng trước nhan sắc của Thị Hến cả Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê mẩn.

- Huyện Trìa ưu ái xử cho Thị Hến thắng kiện

“Chào thầy mới tới

trà nước vội vàng”

=> Lịch sự, lễ phép chào mời khách đến chơi nhà

“Đành lòng đây đó giao duyên

sợ nỗi thế gian đàm tiếu”

=> Thị Hến sợ mang tai tiếng về danh dự và nhân phẩm, lẳng lơ

- Gài bẫy để cả ba người là thầy Đề, Nghêu, quan Huyện đều phải xuất đầu lộ diện trong tình huống xấu hổ, nhục nhã ê chề

Câu 14: Nhân vật thầy Đề được miêu tả như thế nào trong vở tuồng ?

Trả lời:

- “Ơn mỗ cứu cho bữa trước

….

Mà vội phụ thầy Đề tình ngãi”

=> Nhắc nhở Thị Hến về công lao của mình hôm xử kiện ở công đường

=> Bày tỏ tình cảm với Hến, trách Hến sao lại đồng ý qua lại với quan Huyện

- Mỉa mai, châm biếm Nghêu giữa nhà Hến

+ “ Lỗ tai nghe quá chướng

Hễ phá giới tức hành trảm quyết”

- Khi biết tin thầy Huyền đến

+ “ Chắc hẳn thầy Đề mang khổ”

=> Tâm trạng lo lắng, sợ sệt, hoảng loạn

Câu 15: Nhân vật Huyện Trìa được miêu tả như thế nào trong vở tuồng ?

Trả lời:

- Nịnh bợ Thị Hến tha lỗi cho mình vì đã đến muộn

+ “Thôi chớ làm giận, làm hờn nữa mà”

- Lại tiếp tục mỉa mai, nói móc Ngêu

+ “Phàm tu hành mà đã xuất gia

Có phá giới đánh đòn phát lạc”

=> Nghêu không chịu được sự xỉ nhục thêm nữa, lồm cồm bò ra , dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan huyện

=> Đề Hầu cũng lộ diện, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện

=> Tất cả cùng đối mặt với nhau trong một tình huống thật chớ trêu và căng thẳng

Câu 16: Tìm năm từ Hán Việt chỉ người trong văn bản Thị Mầu lên chùa và từ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi từ Hán Việt ấy.

Trả lời:

5 từ Hán Việt: chú tiểu, nhà sư, tri âm, phú ông, thiếp.

5 từ thuần Việt đồng nghĩa: chú tiểu - chú Điệu, ông Đạo nhỏ; phú ông - người đàn ông giàu có; tri âm - bạn thân; thiếp - vợ; nhà sư - thầy chùa.

Câu 17: Cho đoạn thơ sau và xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Trả lời:

Ẩn dụ : thuyền, bến

Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay )

Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái

Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái

Câu 18: Đoạn văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào : “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”

Trả lời:

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nắng giòn tan

Xem thêm bài tập về phép điệp phép đối tại

Câu 19: Đọc những câu văn sau và chỉ ra những lỗi sai khi dùng từ

a, Những khuyết nhược điểm cần sửa chữa là …

b, Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.

c, Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.

Trả lời:

a, Khuyết nhược điểm => khuyết điểm (Sai do thừa từ , bỏ từ “nhược” )

b, Xấp xỉ gần => xấp xỉ (Sai do thừa từ, bỏ từ “gần”)

c,Chú hổ =>  con hổ ( Dùng từ sai nghĩa biểu thái )

Câu 20: Tìm lỗi sai khi dùng từ trong câu sau:

a,Công việc của những người gác ngọn hải đăng là công việc thầm kín.

b, Từ xưa đến nay, đạo đức giả là điều tồn tại trong xã hội ta từ rất lâu.

c, Người làm việc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu

đòi hỏi của công việc.

d, Đà Nẵng sẽ phạt nặng người vứt rác lung tung tại các bãi biển.

Trả lời:

a,thầm kín => thầm lặng (Dùng từ sai do không hiểu nghĩa, nội dung cơ bản của từ)

b, Sai do thừa từ “từ rất lâu” )

c,  yêu cầu (Sai do thừa từ “ đòi hỏi”)

d, Đà Nẵng sẽ phạt nặng người vứt rác tại các bãi biển (Sai do thừa từ “lung

tung”)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay