Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 6

TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

Câu 1: Tìm hiểu về Ngô Gia Văn Phái ?

Trả lời:

- Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái.

- Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Câu 2: Em biết gì về những tiểu thuyết chương hồi ? Nêu ra một số tác phẩm chương hồi tiêu biểu ?

Trả lời:

Tiểu thuyết chương hồi là một thể thuộc loại tác phẩm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh.

Tiểu thuyết chương hồi thoát thai từ thoại bản, một loại tiểu thuyết bạch thoại từ đời Tống. Đời Tống, kể chuyện trở thành một nghề chuyên nghiệp. Người kể chuyện họp lại thành thư hội để hợp tác sáng tác. Trong họ có người chuyên "giảng sử" (tức kể chuyện lịch sử), có người chuyện kể tiểu thuyết. Thoại bản nguyên là bản đề cương mà người kể chuyện dựa vào để kể, về sau được các nhà văn sửa chữa lại ít nhiều. Thoại bản phản ánh đời sống xã hội tương đối rộng, đặc biệt là đời sống tầng lớp bình dân thành thị. Về miêu tả nhân vật, hoàn cảnh, đối thoại, cũng có những bước phát triển mới.

Một số tác phẩm tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng: Tam quốc, Thủy hử, Tây du, hồng lâu mộng,...

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm Kiều binh nổi loạn theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỷ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận  đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Kiều binh nổi loạn ?

Trả lời:

-     Kiêu binh không có chuẩn bị gì cho việc đăng quang ngôi chúa của Trịnh Tông, khiến lễ đăng quang diễn ra không khác trò hề, mua vui cho thiên hạ:

+ Đặt thế tử ngồi trên “chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc”, “chốc chốc, họ lại nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội; đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật.

+ Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chặp. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.”.

Câu 5: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Kiều binh nổi loạn?

Trả lời:

- Yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả khiến câu chuyện hiện lên một cách sinh động, cụ thể.

- Lối kể hấp dẫn, các sự kiện được kể theo trình tự hợp lí, rành mạch.

- Biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập độc đáo.

- Nhân vật được xây dựng thông qua lời nói và hành động.

Câu 6: Tìm hiểu về tác giả Sương Minh Nguyệt  ?

Trả lời:

- Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.

- Quê quán: Ninh Bình

- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương

Câu 7: Truyện người ở bến sống Châu được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Người kể chuyện: ngôi thứ 3

Câu 8: Theo em văn bản người ở bến sống Châu có thể chia bố cục thành mấy phần ?

Trả lời:

Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ

Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó

Câu 9: Mở đầu câu chuyện người ở bến sống Châu có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Truyện mở đầu bằng hình ảnh: “Hôm ấy, nước sông Châu đỏ quạch. Sóng lớp lớp đập tung vào mố cầu đổ đứng trơ trọi giữa dòng nước từ thời bom Mỹ thả. Hoàng hôn màu đỏ ối. Mây đen, trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn. Nước sông Châu mỗi lúc một lên cao, chảy xiết. Đám rước dâu ngồi trên đò bảo nhau: Lũ mạn ngược đổ về...” không chỉ tái hiện sự dữ dội của dòng sông Châu mùa nước lũ mà còn là dấu hiệu cho những bão giông sẽ ập đến trong cuộc đời người lính ngay trong ngày trở về bởi ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San – người mà dì Mây yêu thương tha thiết, thủy chung – đi lấy vợ.

Câu 10: Số phận của con người sau chiến tranh được  miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Bất hạnh, phải chịu nỗi đau thể xác:

- Do hậu quả của chiến tranh, dì Mây bị "mảnh đạn phạt một chân".

- Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc rất đẹp, đen óng ả. Sau khi trở về, tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa.

=> Chiến tranh tàn phá sức khỏe của con người, để lại những nỗi đau dai dẳng.

Câu 11: Biện pháp tu từ chêm xen là gì ? Cho ví dụ ?

Trả lời:

Biện pháp chêm xen là một kỹ thuật ngôn ngữ được áp dụng để tạo sự liên kết và mạch lạc giữa các ý tưởng, từ, cụm từ hoặc câu trong một văn bản hoặc bài thuyết. Với sự sử dụng thông minh và linh hoạt của biện pháp này, người viết hay người nói có thể tạo ra một dòng suy nghĩ liền mạch và logic, giúp người đọc hoặc người nghe hiểu rõ hơn và theo dõi được luồng thông tin.

Ví dụ 2: Trong một bài văn về giáo dục, người viết có thể chèn thêm các ví dụ về thành công của những người nổi tiếng không có bằng cấp cao như Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Điều này giúp chứng tỏ rằng giáo dục không chỉ dựa trên bằng cấp mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo, sáng tạo và nỗ lực cá nhân,  bài viết trở nên phong phú hơn với những thông tin bổ sung,

Câu 12: Tác dụng của biện pháp chêm xen là gì ?

Trả lời:

Sử dụng biện pháp chêm xen và liệt kê trong việc viết văn không chỉ làm cho bài văn trở nên sáng tạo hơn, mà còn mang lại tính logic, sự trôi chảy và sự phong phú trong nội dung. Điều này giúp tăng cường sự thuyết phục và độc đáo của bài viết, đồng thời tạo ra một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc và  và là một cách sắp xếp thông tin, ý kiến, tình tiết hoặc sự kiện theo một thứ tự nhất định. Việc sắp xếp này giúp bài viết trở nên dễ hiểu, nhất quán và có cấu trúc rõ ràng.

Câu 13: Biện pháp liệt kê được phân loại thành mấy kiểu ?

Trả lời:

- Phép liệt kê theo cặp: phép liệt kê với các cặp đi liền với nhau, chúng được kết nối bằng các từ như : và, cùng, với ,...

- Phép liệt kê không theo cặp : là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau.

- Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê theo trình tự nhất định. Chẳng hạn như liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa.

- Liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần sở hữu mối quan hệ bình đẳng. Khi ta đảo vị trí các thành phần sẽ không ảnh hưởng đến nội dung mà ta muốn truyền tải.

Câu 14: Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì ?

Trả lời:

- Phép liệt kê được sử dụng để làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

- Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

Câu 15: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau ?

“Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.”

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

Trả lời:

Cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ của người nói với hồn của viên tướng bại trận.

Câu 16: Tìm hiểu về tác giả La Quán Trung ?

Trả lời:

- La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.

- Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc

Câu 17: Hai người anh em Quan - Trương đã gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

- Không gian: Trước cổng Cổ thành.

- Nhân vật:

+ Trương Phi và 1000 quân.

+ Quan Công, Châu Thương, Tôn Càn, hai phu nhân.

Câu 18: Tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công giống nhau và khác nhau như thế nào ?

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là người trung nghĩa.

- Khác nhau:

+ Trương Phi: Vội vàng, hấp tấp,nóng tính nhưng dứt khoát, thẳng thắn, cương trực, biết phục thiện.

+ Quan Công: Bình tĩnh, từ tốn, độ lượng.

Câu 19: Nghệ thuật miêu tả tính cách Quan Công có gì đặc biệt ?

Trả lời:

+ Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống giàu kịch tính.

+ Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là qua hành động. Đoạn trích còn kể về nhiều nhân vật khác, những nhân vật này góp phần làm nền, tạo bối cảnh để làm nổi bật nhân vật chính.

+ Được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.

Câu 20: Cuộc xung đột giữa Quan Công và Trương Phi diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Diễn biến

Trương Phi

Quan Công

Trước khi gặp

- Chẳng nói năng gì, mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa Bắc.

- Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, mùa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

→ Tâm trạng giận dữ đến sục sôi, dữ dội của một tính cách cương trực, nóng nảy.

- Mừng rỡ vô cùng, giao Long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.

- Giật mình tránh mũi mâu.

- Nhắc lại nghĩa vườn đào để uốn nắn thái độ quá khích của em.

→ Nhượng bộ, mềm mỏng, điềm tĩnh.

Khi gặp mặt

- Xưng hô: “mày tao”, mắng Quan Công là kẻ bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào.

- Khẳng định hai chị bị lừa dối.

- Lập luận: Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ.

→ Quan niệm về chữ trung rất rõ ràng, rành mạch.

- Mắng Tôn Càn: “mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây để bắt ta đó” → Cương trực, nóng nảy, có phần thô lỗ.

- Xưng hô: “hiền đệ, em”.

- Cầu cứu hai chị dâu.

- Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá.

- Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chữ.

→ Khoan dung, mềm mỏng, nhẫn nại.

Khi Sái Dương đến

- Ngẫu nhiên nhưng hợp lý.

- Càng tin chắc Quan Công phản bội.

- Mâu thuẫn thêm căng thẳng, quyết liệt.

- Anh em trở thành kẻ thù.

- Càng khó minh oan.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay