Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 8: Văn bản nghị luận (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Văn bản nghị luận (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 8

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Sĩ Dũng?

Trả lời:

- Tên tuổi: Nguyễn Sĩ Dũng (1955)

- Quê quán: Nghệ An

- Phong cách nghệ thuật: chau chuốt, logic

- Tác phẩm chính: "Những nghịch lý của thời gian", “Thế sự - một góc nhìn”,...

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm Bản sắc là hành trang theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Thế giới ngày càng phát triển đặt  ra nhiều yêu cầu tuy nhiên cần hội nhập chứ không hòa tan. Đặc biệt là phải giữ gìn bản sắc văn hoa Việt Nam để tạo ra những nét độc đáo riêng cho dân tộc. Tiêu biểu như tiếng Việt, trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca… Bản sắc văn hoa giúp cho bạn bè thế giới ngưỡng mộ, gây chú ý đặc biệt trong tâm thức, có sự hấp dẫn kì lạ… Vì vậy giữ gìn bản sắc văn hóa là phương châm và hành động của mỗi cá nhân

Câu 3: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Bản sắc là hành trang ?

Trả lời:

- Nêu bật được giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Nhấn mạnh vào ý thức của mỗi người trong việc giữ gì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 4: Em hiểu thế nào về “hội nhập”, “bản sắc”,  “văn hóa”?

Trả lời:

- Bản sắc  có thể ám chỉ đến tính cách, đặc trưng, hoặc đặc điểm riêng biệt của một người, một vùng miền, hoặc một quốc gia. Nó thể hiện sự đa dạng và đặc trưng của một cá nhân hoặc một cộng đồng.

- Hội nhập là quá trình mà các quốc gia, cộng đồng, hoặc tổ chức khác nhau hợp nhất với nhau để tạo ra một môi trường chung hòa nhập và hợp tác.

- Văn hóa là tập hợp các giá trị, niềm tin, nghệ thuật, phong tục, và lối sống của một nhóm người hoặc cộng đồng. Nó bao gồm những quy tắc ứng xử, cách thức giao tiếp, và cách mà con người tạo ra và truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm. Văn hóa có thể biểu hiện qua ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, nghệ thuật, kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Câu 5: Trong đầu văn bản tác giả đã đưa ra khái niệm gì ?

Trả lời:

- Tác giả đưa ra một khái niệm mới mẻ về hội nhập: “Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển"”

=> Nhấn mạnh việc hòa nhập chứ không hòa tan.

Câu 6: Tìm hiểu về tác giả Chu Văn Sơn?

Trả lời:

- Chu Văn Sơn (sinh năm 1962, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

- Ông tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.

- Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.

- Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.

Câu 7: Nêu bố cục của tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc ?

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nguyễn Khuyến đấy chăng”: Phân tích vẻ đẹp của hai câu đề trong bài thơ Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thông thoáng trữ tình ấy”: Vẻ đẹp trong hai câu thực

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “lời vận đạm là thế”: Phân tích hai câu luận

- Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu kết

Câu 8: Tóm tắt tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến.

Câu 9: Thể loại và phương thức biểu đạt của tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Nghị luận

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 10: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc ?

Trả lời:

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Qua văn bản, chúng ta cảm nhận được một cách rõ nét, chân thực bức tranh mùa thu thư thái được nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài "Thu Vịnh".

Câu 11: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc ?

Trả lời:

Bài có những luận điểm, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục

Câu 12: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đừng gây tổn thương ?

Trả lời:

“Đừng gây thương nhớ” là văn bản được trích từ tác phẩm “Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”.

Câu 13: Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Văn bản là một bài nghị luận xã hội nêu lên một văn hóa cư xử của người đối với người trong cuộc sống, đó là gây tổn thương cho người giao tiếp có thể qua hành động cử chỉ hoặc lời nói. Cuối văn bản nêu ra phương pháp giải quyết bằng việc thực hiện những lời hứa, lời cam kết mỗi ngày để mang lại hiệu quả

Câu 14: Thể loại và phương thức biểu đạt của tác phẩm Đừng gây tổn thương là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Nghị luận xã hội

Câu 15: Nêu bố cục của tác phẩm Đừng gây tổn thương ?

Trả lời:

Phần 1: Nêu vấn đề nghị luận

Phần 2: Không gây tổn thương bằng lời nói

Phần 3: Mỗi ngày một cam kết

Câu 16: Phép liên kết là gì ?

Trả lời:

Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng....để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.

Liên kết có vai trò vô cùng quan trọng, nếu muốn có một đoạn văn hay mà mạch lạc thì người viết phải thể hiện được sự thống nhất của từng câu từng đoạn trong bài văn đó, khi đó mới có thể tạo ra cảm xúc cho bài viết. Phép liên kết giúp cho chúng ta có thể dẫn dắc người đọc đi từ nội dung này sang nội dung khác một cách hợp lý.

Câu 17: Có những hình thức liên kết nào ?

Trả lời:

- Phép lặp: Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn chứa yếu tố đó.

- Phép nối hay phép liên kết nối là phép sử dụng hai nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết.

- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương với mục đích giúp tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Hay nói một cách ngắn gọn thì phép thế là cách sử dụng ở câu đứng sau từ có tác dụng thay thế câu đứng trước.

Câu 18: Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau:

“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Trả lời:

Đoạn văn của Nguyễn Thành Long có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết sau: phép lặp: người, anh, suy nghĩ; phép nối: Và; phép thế: anh (thế cho người con trai).

Câu 19: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo hình thức gì ?

“Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.” (Theo Xuân Diệu)

Trả lời:

Đoạn văn trình bày theo phép quy nạp: có câu chủ đề đứng cuối đoạn, nêu lên ý kết luận, khái quát lại nội dung của các câu đứng trước. Các câu đứng trước được trình bày bằng các thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận… hướng đến những nhận xét, đánh giá chung ở câu cuối đoạn.

Câu 20: Nêu tác dụng của biện pháp trình bày song hành trong đoạn văn dưới đây:

“Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.” (Theo Trần Mạnh Hảo)

Trả lời:

Đoạn văn trình bày theo phép song hành: là đoạn văn không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề đoạn nhưng không có câu mang ý khái quát toàn đoạn, không có ý này bao quát ý kia hoặc ý này phụ thuộc vào ý kia. Các câu có quan hệ ngang hàng, bình đẳng nhau về ngữ pháp. Do vậy, loại đoạn văn này thường dùng phép lặp cú pháp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay