Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 8: Văn bản nghị luận (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Văn bản nghị luận (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 8

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

“Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “ Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh !”

Trả lời:

Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết phép lặp và phép thay thế. Cụ thể như sau:

- Phép lặp: Lặp từ " ông"  “cô bé”, ” bản đồ hoàn chỉnh “

- Phép thế:

+ ” ông “, ” ông ta “, ” cha ” thay thế cho ” ông bố “

+ ” cô bé ” thay thế cho ” cô con gái nhỏ “

+ ” nó “, ” chúng ” thay thế cho ” trang in bản đồ thế giới “.

Phép nối: " nhưng"

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và nêu tác dụng của phép liên kết:

“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỷ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Trả lời:

Đoạn văn của Vũ Khoan được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: thế kỷ, thiên niên kỷ, ai, hành trang, con người; phép thế: vậy, thế; liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thời gian (năm, thế kỷ, thiên niên kỷ, thời khắc, cổ, kim).

Câu 3: Thể loại và phương thức biểu đạt của tác phẩm Bản sắc là hành trang là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Nghị luận

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 4: Tìm các cặp từ ngữ trái nghĩa trong hai câu văn sau đây và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong việc liên kết câu.

“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.”

(Thời gian là gì?, trong Tạp chí Tia sáng)

Trả lời:

- Các cặp từ ngữ trái nghĩa: Vô hình - Hữu hình; Lạnh giá - nóng bỏng; thẳng tắp - hình tròn; đều đặn - lúc nhanh lúc chậm

- Đoạn văn có chủ đề là phân biệt thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Trong sự diễn đạt đặc điểm của hai loại thời gian, mối liên hệ giữa các cặp từ trái nghĩa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn.

Câu 5: Tìm các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và sửa lại.

  1. a) Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

  2. b) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

Trả lời:

a): Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề. Có thể sửa lại bằng cách thêm một số từ ngữ vào để tạo ra liên kết chủ đề giữa các câu:

Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

b): Câu này vi phạm liên kết nội dung: trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí. Có thể chữa lỗi liên kết này bằng cách thêm vào cho câu 2 thành phần trạng ngữ chỉ thời gian để làm rõ diễn biến trước sau của sự việc:

Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt thời gian anh ốm, chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.

Câu 6: Tìm và chữa các lỗi liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:

  1. a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

  2. b) Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

Trả lời:

  1. a) Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện. Chữa: thay nó bằng chúng.

  2. b) Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường không thể đồng nghĩa với từ văn phòng cho nên không thể thay thế được cho nhau. Chữa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.

Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đừng gây tổn thương?

Trả lời:

- Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

- Lập luận chặt chẽ

- Luận điểm rất rõ ràng

Câu 8: Em hiểu gì về nhan đề của văn bản Đừng gây tổn thương ?

Trả lời:

Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.

Câu 9: Tác giả đã nêu ra vấn đề gì trong bài nghị luận trong văn bản Đừng gây tổn thương của mình ?

Trả lời:

 “ đừng bao giờ khiến người khác tổn thương”

- Những hành động gây tổn thương cho người khác:

+ Không đếm xỉa đến người nói chuyện trong cuộc thảo luận

+ Không trả lời

+ Không giao tiếp bằng mắt

=> Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau

Câu 10: Tác giả đã liệt kê ra những điều gì sẽ gây tổn thương đến người khác ?

Trả lời:

+ Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác

+ Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý

→ Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói

+ Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…

→ Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ

Câu 11: Tác giả Chu Văn Sơn đã phân tích hai câu đề như thế nào ?

Trả lời:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”

- Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.

- Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu.

Câu 12: Nội dung và hình ảnh của hai câu thực được phân tích như thế nào ?

Trả lời:

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.”

- Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo.

- Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.

- Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả.

Câu 13: Nội dung chủ đạo và âm điệu của hai cậu luận được phân tích như thế nào ?

Trả lời:

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.”

- Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái. Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào?

- Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất.

Câu 14: Với nhan đề bài nghị luận “Gió thanh lay động cành cô trúc” em có cảm nhận gì về nhan đề này ?

Trả lời:

Nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc em hiểu nói về bóng dáng cây cô trúc ẩn trong thế giới thi ca Nguyễn Khuyến. Hình ảnh thể hiện khí tiết của trúc, luôn biết giữ mình thanh cao, luôn xao mình dù chỉ là một làn gió thoảng

Câu 15: Chỉ ra những luận điểm chính mà tác giả Chu Thanh Sơn đã sử dụng trong bài nghị luận của mình ?

Trả lời:

Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:

Hai câu đề: Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh.

Hai câu thực: Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất.

Hai câu luận: Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu ấy.

Hai câu kết: Kết lại bằng bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân Nguyễn Khuyến.

Câu 16: Các con số ở đầu đoạn 2 của văn bản Bản sắc là hành trang nói lên điều gì ?

Trả lời:

Tỉ lệ (80 triệu người không bị hòa lẫn và biến mất trong hơn 6000 triệu người) thể hiện vấn đề của sự gìn giữ bản sắc dân tộc trong việc hội nhập trên toàn cầu.

Câu 17: Nói về bản sắc văn hóa Việt Nam tác giả đã đưa ra những luận điểm nào ?

Trả lời:

- Tác giả đưa ra luận điểm về bản sắc “Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi dân tộc người khác trên thế giới."”

- Dẫn chứng:

+ Ngôn ngữ tiếng Việt

+ Trống đồng

+ Tượng chùa Tây Phương....

- Tác giả mượn hình ảnh so sánh chiếc xe Lếch – xớt với cây ô liu.

=> Khẳng định thêm những giá trị của bản sắc văn hóa.

Câu 18: Theo em nhan đề của văn bản Bản sắc là hành trang có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

Câu 19: Điều mà tác giả muốn gửi gắn lại ở cuối văn bản Bản sắc là hành trang là gì ?

Trả lời:

Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: Tác giả tổng kế và nhấn mạnh về việc tiếp thu văn hóa nhân loại là trách nhiệm của mỗi cá nhân

Câu 20: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Bản sắc là hành trang ?

Trả lời:

 Trích trong “Những nghịch lí của thời gian” năm 2011

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay