Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Văn bản. Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hoá VN

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Văn bản. Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hoá VN. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN. TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM

( 18 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Văn bản thông tin tổng hợp là gì? Bản tin là gì? Có những kiểu bản tin gì?

Trả lời:

- Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp.

+ Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.

- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm.

+ Chức năng: thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát thanh và đài truyền hình.

+ Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có thể thức riêng.

Câu 2: Em hãy xác định bố cục của văn bản “Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa văn hoá dân gian VN”

Trả lời:

- Bố cục: 5 phần

1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

3. Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ mỉ.

4. Rộn ràng tranh Tết

5. Lưu giữ và phục chế

Câu 3: Hãy nêu lại các chức năng thông thường của một sa-pô. 

Trả lời: 

Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:

- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này

- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời

- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

Câu 4: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.

Trả lời:

  • a. Nội dung
  • b. Giá trị nghệ thuật

Câu 5: Trình bày nội dung chính của văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?

Trả lời:

Văn bản "Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam" là một bài thuyết minh giới thiệu về tranh Đông Hồ, một trong những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc ở nước ta. Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho. Tranh Đông Hồ được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về đề tài, chất liệu giấy vẽ, màu sắc của tranh Đồng Hồ

Trả lời:

- Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.

- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.

- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ...

 à Sử dụng bốn gam màu chủ đạo.

Câu 2: Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản được gọi là gì? Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản được gọi là Sa-pô. Vai trò của Sa – pô:

- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

Câu 3: Trong văn bản này có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào không? Theo em hiệu quả của phương tiện đó?

Trả lời:

Văn bản sử dụng tranh Đông Hồ, liên quan đến nội dung bài học, giúp người đọc hiểu rõ về chất liệu giấy, màu sắc, đề tài… của tranh Đông Hồ

Câu 4: Vì sao văn bản được xếp vào thể loại văn bản thông tin?

Trả lời:

Bởi phương thức biểu đạt chính trong văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam là thuyết minh. 

Câu 5: Qua văn bản, em thấy ó điểm gì nổi bật vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm?

Trả lời:

  •  Cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy.
  • Là thời điểm mà vua chúa, quan lại hay qua thăm mà mua đồ ở làng Hồ nên làng rất vui nhôn, tất bật và rực rỡ sắc màu.

3.    VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Qua văn bản "Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam", em thu thập được những hiểu biết gì về dòng tranh truyền thống này?

Trả lời:

Tranh đông hồ là tranh in từ ván khắc gỗ , tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu mẫu ván khắc gỗ với màu tương ứng và là một loại tranh dân gian của Việt Nam , xuất phát từ làng Đông Hồ , Xã Song Hồ , Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh . Trước đây vào mỗi dịp tết đến xuân về thì tranh đông hồ được bầy bán khắp nơi để người mua trang trí trong dịp tết nhưng nay với thời đại mới thì việc giao thương rất dễ dàng và nó cũng đã thay đổi thói quen mua tranh đông hồ của nhiều người , nhiều cơ sở kinh doanh mọc lên họ buôn bán liên tục trong 1 năm và tranh đông hồ có thể mua ở khắp mọi nơi .

Tranh đông hồ đã có từ xa xưa , là nét văn hóa đặc trưng của người dân Bắc Ninh vậy đâu là điều làm nên thương hiệu tranh đông hồ ? điều đặc biệt của tranh đông hồ nằm ở đường nét vẽ , bố cục , màu sắc và giấy vẽ .
– Giấy vẽ tranh đông hồ được làm từ vỏ con điệp( sau khi đã nghiền nát vỏ điệp ) trộn với hồ ( bột gạo nếp , gạo tẻ hoặc bột sắn ) sau đó dùng chổi lá thông quét trên bề mặt giấy , tạo nên loại giấy trắng sáng , lấp lánh khi để ngoài ánh sáng . Giấy vẽ tranh đông hồ người ta thường gọi giấy điệp ( làm từ vỏ con điệp ở biển ).

– Màu tranh vẽ tranh đông hồ được lấy hoàn toàn từ tự nhiên không pha màu , chỉ có 4 màu cơ bản là xanh ( lấy từ lá chàm hoặc gỉ đồng ) , đen ( than lá che ) , vàng ( lấy từ hoa hòe ) và đỏ ( lấy từ gỗ vang , sỏi son … ) . Tùy vào sở thích và độ đậm của tranh người ta sẽ tô đậm để làm nổi bật hoặc làm nhạt các chi tiết trong tranh đông hồ.

Được lấy hoàn toàn từ thiên nhiên nên màu sơn vẽ của tranh đông hồ tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt , không nhầm lẫn với bất kỳ tranh nào khác . Đến nay tranh đông hồ vẫn được lưu giữ , phát triển và công nhận là nét văn hóa phi vật thể cấp quốc gia .

Ý nghĩa nhân văn của những bức tranh dân gian đông hồ: Người dân Làng Đông Hồ, Xã Song Hồ , Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh xem tranh đông hồ như hơi thở , nhịp sống của họ . Những bức tranh phác họa lại đời sống thường ngày với mong muốn về một cuộc sống gia đình thuận hòa , yêu thương con người , cuộc sống sung túc , an nhàn , ấm no , hạnh phúc . Hay như ý chí nghị lực trong cuộc sống .

Câu 2: Nhận xét cách triển khai thông tin, cách lập luận của tác giả văn bản.

Trả lời:

Nhan đề, đề mục: chia rõ từng phần 

Sapo: có tác dụng dẫn dắt , tạo được sự thú vị và kích thích người đọc xem bài viết. 

Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.

=> Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.

 

Câu 3: “Khi in, người làm tranh đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, (1) “bìa” đã quét đẫm màu, được làm theo kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào (2), rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu đỏ lên mặt giấy như cách đóng triện, xong lật ngửa ván khắc lên, tờ giấy đã (3) ván khắc vì màu được pha bằng hồ nếp đặc quánh.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ các số

Trả lời:

(1) Úp ván xuống

(2) Bản khắc

(3) Dính vào

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tranh Đông Hồ qua hai câu thơ sau:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

(Trích Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Trả lời:

Hai câu thơ của Hoàng Cầm đã thu vào trong nó vẻ đẹp hồn cốt của tranh Đông Hồ: nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng. Đó là những bức tranh gợi đời sống giản dị, thân thuộc, bình yên mà no ấm, trù phú của cuộc sống người lao động (tranh gà - lợn) với sắc màu tươi sáng, đầm ấm với phong cách nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 5: Theo bạn, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp khó khăn gì? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi như vậy, những người chưa từng biết đến loại hình dân gian này sẽ rất khó hình dung được những nội dung được nói đến trong văn bản, không biết rõ bức tranh Đông Hồ có hình dạng ra sao. Hình ảnh luôn là thứ có thể hấp dẫn được người đọc. Chính vì vậy, nếu bỏ qua chúng, bài viết sẽ kém phần thuyết phục và độ tin cậy.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Trả lời:

Cũng như tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh Nam Hoàng, tranh Hàng Trống… tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh là một dòng tranh dân gian đặc sắc, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người Việt. Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh quen thuộc trong tranh Đông Hồ như: đám cưới chuột, những đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hay cả cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ…

Tranh Đông Hồ với giá trị nghệ thuật đậm chất dân gian đã đi vào sử sách, thơ ca, đi vào tâm hồn người Việt Nam. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách bức tranh gà Hay trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, nhà thơ Hoàng Cầm cũng miêu tả vẻ đẹp của tranh Đông Hồ với những câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)… Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ. 

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân

Câu 2: Em có cảm xúc gì khi đọc những dòng sau: “có những nghệ nhân, những dòng họ vẫn giàu tâm huyết với nghề. Họ đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, chật vật của đời sống thường ngày để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh mà bao thế hệ đã góp công gây dựng” ?

Trả lời:

Em có cảm xúc tự hào và khích lệ trước sự cố gắng và chăm chỉ của những nghệ nhân, dòng họ trong việc bảo tồn và phát triển nghề tranh Đông Hồ.

Câu 3: Từ nội dung văn bản trên, em có suy nghĩ gì về mặt trái của lối sống kinh tế thị trường?

Trả lời:

Từ nội dung văn bản, em có thể suy nghĩ rằng mặt trái của lối sống kinh tế thị trường là việc đặt nhiều áp lực lên sản phẩm, dẫn đến sự tiêu chuẩn hoá và giảm thiểu tính đa dạng, cũng như tạo ra nguy cơ cho các nghề thủ công truyền thống bị mai một, thất truyền nếu không có sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, xã hội.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1 - Tranh đông hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian việt nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay