Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Văn bản. Huyện Trìa xử án

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Văn bản. Huyện Trìa xử án. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN. HUYỆN TRÌA XỬ ÁN

( 14 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Dựa vào phần đọc và tìm hiểu ở nhà, hãy giới thiệu về vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến và đoạn trích Huyện Trìa xử án

Trả lời:

1. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

 - Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.

2. Đoạn trích Huyện Trìa xử án

- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt.

- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 - 538.

Câu 2: Văn bản thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về thể loại đó.

Trả lời:

-       Văn bản “Huyện Trìa xử án” thuộc thể loại tuồng đồ

-       Là loại tuồng hài (tuồng gây cười), được xây dựng trên cảm hứng hài kịch, thiên về châm biếm, đả kích, không bị ràng buộc vào những điển luật nghiêm ngặt như tuồng thầy.

Câu 3: Em hãy trình bày bố cục văn bản và nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

Bố cục: 2 phần

- Từ đầu ... bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa.

 - Còn lại: Quá trình xử án.

Câu 4: Em hãy tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.

Trả lời:

1. Nội dung:

- Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.

2. Nghệ thuật

- Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động.

 - Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.

 - Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc

 

Câu 5: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Huyện Trìa xử án” bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Văn bản "Huyện Trìa xử án" trích từ vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Văn bản kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, xoay quanh cuộc kiện tụng liên quan đến vụ kiện giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Vợ chồng trùm sò bị mất đồ quý, nghi ngờ thị Hến ăn cắp đồ của gia đình mình nên quyết định kiện thị Hến ra quan trên xử phạt. Tuy nhiên Huyện Trìa quan xử án lại là tên quan mê tiền bạc, sắc đẹp, hắn say mê trước vẻ đẹp của thị Hến nên phán xử cho nàng vô tội cho dù sự việc chưa được nghiên cứu kĩ. Vợ chồng Trùm Sò đành phải ra về trong cay cú.

2.    THÔNG HIỂU ( 3 câu)

Câu 1: Kết quả của buổi xử án ra sao? Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị hến, bạn có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa.

Trả lời:

- Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.

- Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết “Trời cao kêu chẳng thấu/ Quan lớn dạy phải vâng”

Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định.

 

Câu 2: Em hãy nêu nhận định chung về tính cách của Huyện Trìa.

Trả lời:

Qua những lời bàng thoại, độc thoại: Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; đội trên (lo lót quan trên) đạp dưới (mắng nhiếc thuộc cấp); xứ án ăn tiền, bất cần luật lệ,...

- Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên toà: Quan huyện Trìa xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái goá, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tuỳ tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng, ai sai, ai vô tội, ai có tội,...).

 

Câu 3: Em hãy phân tích nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn trong văn bản

Trả lời:

Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn: Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên toà xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan toà (Huyện Trìa) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới. Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.

 

3.    VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Hãy kể tên một số tác phẩm lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

Trả lời:

Tác phẩm "Thầy Khóa làng tôi".

Câu 2: Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông có quá  trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh). Hãy tóm tắt quá trình ấy và làm rõ tác động qua lại  giữa các nhân tố/ hành động và biểu hiện độ căng của xung đột.

Trả lời:

Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông, có thể tóm tắt quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh) của xung đột như sau:

Quá trình nảy sinh, phát triển xung đột giữa Huyện Trìa và Bà Huyện

Quá trìnhTác động qua lại giữa các nhân tố/ hành độngĐộ căng của xung đột biểu hiện qua lời thoại
Nảy sinh

Tại nhà Huyện Trìa, trước khi Thị hến cho Gia đinh đến mời Huyện Trìa

- Lời Đề Hầu tố Huyện Trìa với Bà Huyện.

- Huyện Trìa oán trách vợ.

- Bà Huyện theo dõi, biết rõ sự việc, nổi cơn thịnh nộ, lột trng phục của Huyện Trìa để trói chân chồng.

Bà Huyện:

Mụ phen này quyết phá tan hoang

Ông đã đành bạc ngãi bạc tình,

Mụ cũng quyết lột trần lột trụi

Phát triển

Tại nhà Huyện Trìa, khi Gia đinh của Thị Hến đến mời Huyện Trìa

- Huyện Trìa lấy cắp khăn, thay đổi hình dạng trốn vợ ra đi;

- Bị Bà Huyện canh chừng, Huyện Trìa vẫn quyết chí tìm cách lẻn đi.

Huyện Trìa:

Nghĩ vợ con quá chán

Nỗi duyên nợ băng xăng

Vào buồng kia ăn cắp cái khăn,

Ra ngõ nọ sửa sang nhan sắc.

Thói mụ thiệt hay ghen lặt vặt

Nghĩ mình đà lắm việc lăng nhăng.

Chỉ Thanh Hà nhẹ gót phăng phăng

Mang nón ngựa chúc ba phơi phới

Cao trào/ Điểm đỉnh

Trên đường Huyện Trìa đến nhà Thị Hến

- Đêm tối Bà Huyện vẫn cố đuổi theo

- Huyện Trìa tắt đuốc, giả làm tiếng cú, Bà Huyện sợ trời tối, sợ ma không dám đuổi theo, nhưng vô cùng căm tức.

Bà Huyện:

Bất ngãi! Chơn bất ngãi!

Mưu thâm! Quả mưu thâm!

Tắt đuốc đi đường sá chẳng thấy tăm

Trời tối quá bụi bờ không lướt tới.

Tại ta hay ghen dại,

Nên chồng phải làm ma

(Nói thiệt) Ông dầu ló cổ về nhà

Mụ quyết ra tay xé lỗ!

Câu 3: Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng.  Theo em, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?

Trả lời:

Theo dõi toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng, có thể nhận ra đặc điểm của lời thoại không chỉ trong nghệ thuật tuồng mà còn trong cả nghệ thuật sân khấu nói chung. Đó là:

- Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài).

- Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm).

- Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nha lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nơi huyện đường - một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác).

- Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vừa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này).

Câu 4: Em hãy tìm hiểu và so sánh sự giống và khác nhau giữa tuồng và chèo? Kể thêm một số tác phẩm tuồng,  chèo mà em biết.

Trả lời:

- Điểm giống nhau:

+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa.

+ Nhân vật: mang tính ước lệ.

+ Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

- Điểm khác nhau:

 Chèo cổTuồng cổ
Đề tàiXoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo.

- Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn.

- Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại.

Nhân vậtNhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng.

- Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh.

- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười.

Câu 5: Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc , Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất là do Huyện Trìa xét xử  ở lớp XIII, cảnh thứ hai do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của  bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Đây là một nhận định khá đúng đắn. Trước đó là ta thấy được cảnh Huyện Trìa xét xử vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Mặc dù là xử án nhưng rốt cục cũng chả có phân minh tội lỗi rõ ràng, đúng đắn. tất cả là do cảm tính và ham muốn của Huyện Trìa. Còn đến lớp cuối, đây là đúng khoảnh khắc xét tội. Tự phạm nhận nhận ra lỗi của mình, tự mình chấp nhận hình phạt.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Huyện Trìa xử án

Trả lời:

"Huyện Trìa xử án" thuộc lớp XIII trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một đoạn trích đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thông qua văn bản, tác giả dân gian muốn tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong xã hội phong kiến. Đoạn trích đã kể lại cảnh xử án của tên Huyện Trìa nơi công đường.

Để làm nổi bật chủ đề của văn bản, tác giả dân gian đã tập trung khắc họa các nhân vật. Trước hết, qua lời xưng danh, người đọc có được những hình dung ban đầu về tên Huyện Trìa. Hắn là kẻ đứng đầu chốn nha môn của một huyện. Mọi người vẫn thường khen hắn "Cầm đường ngày tháng vào ra,/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả". Thực chất, câu nói này là sự châm biếm, mỉa mai của dân làng đối với tên tri huyện.

Mặc dù giàu tiền bạc, uống rượu bằng chén tiện làm từ sừng tê giác nhưng cuộc sống hôn nhân của hắn với mụ huyện lại không hạnh phúc, tròn đầy. Vì tính hay ghen nên mụ thường lớn tiếng với chồng. Mỗi lần đi ra ngoài, Huyện Trìa lại rúm ró, sợ sệt. Ở nhà thì lòng bực tức không yên. Thật khác hẳn với một tri huyện đạo mạo, hống hách nơi công đường!

Không chỉ trăng hoa tên tri huyện còn là kẻ tham lam, hống hách, chuyên ức hiếp dân lành. Hắn vô cùng đề cao đồng tiền, luôn "Thẳng tay một mực ăn tiền". Không kể gái, trai, già, trẻ, tên tri huyện đều xử phạt bằng đòn roi. Là người thực thi công lí nhưng hắn lại làm việc theo cảm tính, không đề cao pháp luật "Luật không hay (thời ta) xử theo trí" khiến lòng người không phục.

Thậm chí, hắn còn là một kẻ tráo trở, chuyên luồn cúi, nịnh hót quan trên. Chỗ nào "tốt tiền tốt bạc", dù phải tốn nhiều công sức, của cải, hắn cũng sẵn lòng đi lo.

Bộ mặt xấu xa, đê tiện của tên quan huyện được thể hiện rõ nhất qua cảnh xử án. Hắn phân xử bừa bãi, làm việc thiếu nghiêm minh. Khi nghe Thị Hến trình bày về tình cảnh của bản thân, thói háo sắc liền trỗi dậy. Hắn động lòng thương xót, một mặt thì tỏ vẻ nghiêm nghị "Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không", mặt khác lại tạo điều kiện cho Thị Hến thoát tội. Biết được Thị Hến chấp thuận với lời đề nghị của mình, tên Huyện Trìa liền kêu Đề Hầu làm tờ khai cho Thị Hến. Cuộc xử án kết thúc bằng việc vợ chồng Trùm Sò nhận tội, "lui về bổn quán". Hắn tuyên án xằng bậy, không đúng tội trạng dù vật chứng, tang chứng r 

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Huyện trìa xử án

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay