Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Văn bản. Xã trưởng - Mẹ Đốp

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Văn bản. Xã trưởng - Mẹ Đốp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN. XÃ TRƯỞNG – MẸ ĐỐP

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1:Em hãy giới thiệu xuất xứ của trích đoạn  Xã trưởng - Mẹ Đốp.

Trả lời:

- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.

- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.2. 2.

 

Câu 2: Trình bày thể loại và bố cục của văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp”

Trả lời:

- Thể loại: chèo

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng

+ Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ Đốp

 

Câu 3: Văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp” thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại đó. 

Trả lời: 

Văn bản thuộc thể loại chèo. 

- Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng họợ, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

- Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.

 

Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn để tóm tắt nội dung chính của đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp

Trả lời: 

Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ. Qua lời thoại, giọng điệu, hai nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: nếu Xã trưởng là người kênh kiệu, coi thường người thấp kém hơn mình thì mẹ Đốp là nhân vật tạo nên yếu tố hài hước cho vở chèo qua lời nói châm chọc, đả kích xã trưởng.  Đoạn trích cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính treo ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người đồng thời thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Mầu.

Câu 5: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp” 

Trả lời: 

  • a. Nội dung 
  • b. Nghệ thuật

Câu 1: Qua văn bản, em hãy phân tích nhân vật xã trưởng

Trả lời:

- Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình:

+ Đi rao mõ

"Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?"

Tại dân vi tổng lí.

- Xã trưởng là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây, thể hiện qua các câu thoại:

Quốc pháp hữu công cầu.

Ơn dân xã thuận bầu.

 Tôi đứng đầu hàng xã.

 

Câu 2: Qua văn bản, em hãy phân tích nhân vật mẹ Đốp

Trả lời:

- Mẹ Đốp là người thích đả kích, châm chọc chức xã trưởng, thể hiện qua các câu thoại sau:

- Mộc đạc vang lừng hòa cả xã

Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng.

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

 - Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu: Các cụ chửa được ngồi, Thầy sai con đi rao mõ.

 - Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được: Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh.

 

Câu 3: Em hãy liệt kê một vài thủ pháp nghệ thuật trong văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp”

Trả lời:

+ Ngôn từ giản dị, đậm chất miền quê, gần gũi với nhân dân lao động: đốp chát, bố cháu, chửa, Đốp với chát cái gì.

+ Những câu nói hóm hỉnh: “Con còn hiếm lắm ạ! Mới được có mười cháu thôi ạ,”

Câu 4: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng, chèo nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì ?

Trả lời:

  • Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản
  • Xác định các nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại
  • Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm đến 
  • Xác định được thể loại văn bản

 

3.    VẬN DỤNG ( 3 câu)

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Xã trưởng -Mẹ Đốp là một văn bản chèo?

Trả lời:

- Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian.

- Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng).

- Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.

- Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.

Câu 2: Hãy phân tích câu nhận định: ““Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài”. Em hiểu câu trên như thế nào?

Trả lời:

- Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.

- Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.

- Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi xỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hài rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.

Câu 3: Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm kịch Xã trưởng - Mẹ Đốp

Trả lời:

Xã trưởng - Mẹ Đốp là đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, bằng ngôn ngữ đực trưng của chèo và các vai nhân vật, người đọc thấy được cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng. Qua đó thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức.

Mở đầu đoạn trích là thông tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng, bị rêu rao khắp làng xóm và bị phạt. Thông tin hết sức ngắn gọn được xã trưởng nêu lên để triệu tập bố Đốp ra làm việc. Thông tin ấy phần nào thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe.

Tiếp theo là màn đối đáp giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, các màn kịch lần lượt được hiện lên. Đầu tiên là màn kịch phơi bày bộ mặt gian trá, dốt nát, kém hiểu biết của xã trưởng, sự tinh lanh, nhanh nhẹn hoạt ngôn của mẹ Đốp: “Một mình tôi cả xã ngóng trông/ Điều phải trái tôi nay trước bảo”. Rồi khi mẹ Đốp đọc thơ, xã trưởng cũng lấy làm hay thì mẹ Đốp bảo thầy chép về mà treo…

Tiếp đó là màn kịch của một tên háo sắc, nhũng nhiễu dân lành. Đường đường là người đứng đầu một làng một xã, lẽ ra phải là người ăn nói chỉn chu, lịch sự nhã nhặn với dân. Nhưng không, xã trưởng ở đây ngang nhiên gạ gẫm dân lành “nhà Đốp lớp này coi ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ… hôm nào mát trời tao sang gửi một đứa nhỉ”. Những ngôn ngữ “bảnh gái, gửi đứa” chỉ phù hợp với lứa trẻ đang tán tỉnh, trêu đùa nhau, không hề phù hợp với người cán bộ, người đứng đầu.

Và màn kịch cuối là màn kịch sử dụng ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc hoạ nổi bật tính cách của các nhân vật, cùng với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính. Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp như sử dụng từ đồng âm ''bằng'' (“Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh bằng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì/ Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi”); sử dụng âm vận “ôi” (Thánh đế lên ngôi/Chẳng giấu gì mẹ đốp là tôi; giấy quan về là phải báo với tôi/ tôi chưa ra là làng chửa được ngồi)… cùng những từ ngữ dân dã, xưng hô xuồng xã: con mẹ Đốp, con này, bảnh gái, mộc đạc… Qua đó nhân vật hiện lên rõ nét: mẹ Đốp là nhân vật nhân vật hài hước, gây cười, là người nhanh nhẹn, hoạt bát, mồm năm miệng mười. Còn xã trưởng là người tự hào khi mình được chọn làm lí trưởng, ra oai với dân làng, khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình. Sự xuất hiện hai nhân vật đối lập trong kịch bản chèo: giúp thể hiện rõ tư tưởng, triết lí dân gian bởi lời nói cử chỉ của nhân vật vừa gây cười nhưng rất thâm thúy, sâu sa, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.

Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật chèo truyền thống. Xây dựng xung đột kịch lôi cuốn, hấp dẫn. Xây dựng nhân vật tiêu biểu, đại diện cho giai cấp tầng lớp trong xã hội (xã trưởng- quan lại kém hiểu biết, lố lăng háo sắc; mẹ Đốp- nông dân khéo ăn khéo nói). Những làn điệu chèo phù hợp, giúp diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Nhân vật mang tính quy ước, thiện – ác phân chia làm hai tuyến rõ ràng. Qua việc xây dựng nhân vật và xung đột kịch hấp dẫn góp phần thể hiện văn hóa dân gian, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Xã trưởng-mẹ Đốp

Trả lời:

Chèo cổ là một loại hình biểu diễn độc đáo của nghệ thuật dân gian Việt Nam. Là một trong bảy vở chèo kinh điển, tác phẩm "Quan m Thị Kính" đã phần nào tái hiện được bức tranh xã hội Việt Nam dưới thời kì phong kiến. Những thói hư, tật xấu của một số hạng người, nhất là quan lại được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp". Đây có thể coi là lớp chèo đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

Trích đoạn "Xã trưởng - Mẹ Đốp" thể hiện cảnh xã trưởng đến nhà mẹ Đốp yêu cầu rao mõ cho cả làng biết về việc Thị Mầu chửa hoang. Qua cuộc trò chuyện giữa xã trưởng và mẹ Đốp, tác giả dân gian đã tố cáo bản chất xấu xa, tha hóa của bộ phận quan lại trong xã hội phong kiến.

Có thể thấy, chủ đề của văn bản được thể hiện rõ nhất qua tình huống xã trưởng đến nhà mẹ Đốp yêu cầu bố Đốp đi rao mõ về chuyện Thị Mầu không chồng mà chửa. Mở đầu đoạn trích là cảnh xã trưởng đến tìm nhưng bố Đốp không có nhà. Hắn đứng giới thiệu về bản thân:

"Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công hầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

Nay cơ chừng động mả

Thị Mầu đã hoang thai

Chiểu lệ làng ngả vạ không sai 

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc mở rộng theo thể loại - Chọn văn bản chèo: xã trưởng – Mẹ đốp (trích quan âm thị kính)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay