Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn bản. Đất rừng phương Nam
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản. Đất rừng phương Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
( 15 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
1.Tác giả
- a. Cuộc đời – sự nghiệp
- b. Sự nghiệp sáng tác
- c. Phong cách sáng tác
Câu 2: Em hãy trình bày bố cục của đoạn trích Đất rừng phương Nam và nêu nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến bụi cây: Chuẩn bị đi lấy ăn ong
+ Phần 2: Tiếp theo cho đến im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật
+ Phần 3: Tiếp theo đến trở về: Quá trình lấy mật ong
+ Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà
Câu 3: Ý nghĩa nhan đề Đất rừng phương Nam gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Gợi cho người đọc về thiên nhiên cảnh sắc miền đất phương Nam Tổ quốc.
Câu 4: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Đất rừng phương Nam” bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi ‘ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Đất rừng phương Nam”
Trả lời:
- a. Nội dung:
- b.Nghệ thuật
Câu 1: Trong đoạn trích Đất rừng phương Nam, thiên nhiên được miêu tả trong không gian và thời gian nào?
Trả lời:
- Không gian: rừng tràm U Minh
- Thời gian:
+ Buổi sáng: bình yên, trong vắt, mát lành.
+ Buổi trưa: tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bat lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ; thế giới loài ong nhiều bí ẩn…
Vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, sức sống đa dạng của các loài sinh vật mang đến sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
Câu 2: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy?
Trả lời:
Cảnh sắc thiên nhiên được tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An. Qua đó ta thấy khả năng quan sát tinh tế, trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên của tác giả.
Câu 3: Tìm hiểu nhân vật tía nuôi của An, qua đó em có cảm nhận gì về nhân vật này?
Trả lời:
- Hình dáng bên ngoài: toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khoẻ mạnh, vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát,...
- Lời nói, cách cư xử của ông với An thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con nuôi.
- Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trọng sự sống.
= > Ông là một người lao động dày dạn kinh nghiệm; tính cách mạnh mẽ; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên.
Câu 4: Tìm hiểu nhân vật Cò, qua đó em có cảm nhận gì về nhân vật này?
Trả lời:
- Cò nhanh nhẹn, tháo vát, dẻo dai: Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng, Khi An mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp.
=> Cò hiện thân là chú bé của núi rừng. Cuộc sống gắn bó với núi rừng từ nhỏ giúp Cò có cơ thể khỏe mạnh.
- Cò hiểu rõ về rừng U Minh
+ Cò hiểu biết rất rõ về sân chim, sự xuất hiện của ong mật, nơi ong làm tổ…
+ Cò trợ giúp tía lấy mật ong
=> là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đất rừng phương Nam nên có sự am hiểu và gắn bó với thiên nhiên.
Câu 5: Tìm hiểu nhân vật An, qua đó em có cảm nhận gì về nhân vật này?
Trả lời:
- An là người có lòng yêu thiên nhiên. Trong quá trình đi lấy mật An cảm nhận được những khung cảnh thiên nhiên trong rừng U Minh trong trẻo, mát mẻ và an lành.
+ Không khí mát lạnh
+ Cái lành lạnh của không khí sông ngòi thấm vào đất, thở ra từ bình minh.
+ Ánh sáng trong vắt đậu trên những cành hoa tràm
+ Khi nhìn thấy tổ ong, An quên ngay những bực tức trong lòng…
=> An là chú bé có sự tinh tế trong việc quan sát và cảm nhận. Chỉ có thể nên cậu mới có thể cảm nhận rõ vẻ đẹp của thiên nhiên đến vậy.
- An là người ham học hỏi và rất thông minh:
+ An thắc mắc về quá trình làm kèo chông về làm tổ với má nuôi và ghi nhớ từng lời má nói
+ An thấy Cò bị ong đót bèn ngay lập tức đưa mồi đến cho tía để tía đốt ong
+ An có hiểu biết về việc con người khắp nơi nuôi ong.
ð An là đứa trẻ ham học hỏi và có hiểu biết nên mới ghi nhớ và hiểu biết về loài ong như vậy
- An là chú bé có lòng tự trọng cao. An không muốn hỏi Cò về sân chim vì ngại rằng Cò sẽ cười mình
3. VẬN DỤNG ( 4 câu)
Câu 1: Em hãy nhận xét về cách kể chuyện của Đoàn Giỏi trong văn bản "Đất rừng phương Nam" (trích). Cách kể truyện này để lại cho em những ấn tượng gì?
Trả lời:
Nhà văn Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang sáng đều là những cây bút viết về con người và thiên nhiên mảnh đất Nam Bộ. Mặc dù cùng sáng tác trên một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có những đặc sắc riêng để lại những ấn tượng riêng biệt trong lòng người đọc. Đọc văn bản, em bị ấn tượng bởi giọng văn giản dị nhưng đậm chất con người phương Nam của nhà văn.
Câu 2: Em hãy nhận xét bút pháp tả cảnh của tác giả trong đoạn trích. Qua đó, em hãy miêu tả lại bức tranh thiên nhiên đất rừng Nam bộ theo sự cảm nhận của em.
Trả lời:
Qua văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật, thiên nhiên của nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện Đất rừng phương Nam. Có thể thấy, Đoàn Giỏi đã từng viết nhiều sách về các con vật và các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ. Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc như miêu tả “ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”. Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động đã làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. Tác giả Bùi Hồng còn đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: “Những thân cây tràm… xanh thẳm không cùng…” vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: “nước ầm ầm đổ ra biển… trường thành vô tận…”. Như vậy, tác giả đã đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích dẫn từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Hẳn phải rất yêu thích và hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định chính xác và thuyết phục đến như vậy.
(Sưu tầm)
Câu 3: Theo em, đâu chi tiết đặc sắc nhất trong đoạn trích Đất rừng phương Nam? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, chi tiết đặc sắc nhất trong đoạn trích những chi tiết miêu tả thiên nhiên của rừng U Minh và xứ sở Cà Mau vì những chi tiết thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả đối hệ thống động thực vật phong phú nơi đây.
Câu 4: Nhân vật nào trong đoạn trích để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật đó.
Trả lời:
Nhân vật trong đoạn trích để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là An. An là nhân vật chính và cũng là nhân vật trung tâm của toàn bộ tác phẩm Đất rừng phương Nam.Cậu là một người yêu thiên nhiên, có những quan sát, cảm nhận tinh tế. Trong đôi mắt An, thiên nhiên hiện lên với vẻ kì vĩ nhưng cũng rất nên thơ "nhánh gai chắn đường", những đầu hoa tràm rung rung". An cảm nhận vẻ đẹp của đất rừng bằng nhiều giác quan, từ đó, khám phá ra sự phong phú của thế giới loài vật. Bên cạnh đó, An cũng là cậu bé ham học, thích tìm hiểu mọi thứ, luôn lễ phép, cư xử đúng mực.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Đất rừng phương Nam
Trả lời:
Vào cuối thế kỉ XX, Đoàn Giỏi là cái tên được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng văn chương rực sáng của vùng đất Nam Bộ. Không chỉ được đánh giá cao về tài năng nghệ thuật uyên bác, ông còn được biết đến là một nhà văn hóa, nhà Nam Bộ học. Khi nhắc đến tên tuổi Đoàn Giỏi, người ta thường nghĩ ngay đến tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Tác phẩm hội tụ độ chín của cả tư tưởng, cảm xúc và tài năng nghệ thuật của Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Đoạn trích “Đất rừng phương Nam” thuộc chương 9 trong cuốn tiểu thuyết, cũng đã thể hiện rõ nét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự có dung lượng lớn, thông qua hoàn cảnh, sự việc, nhân vật để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và mang những đặc trưng riêng biệt. Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, tạo sự gần gũi, chân thực và khách quan. Thể loại này cũng nhìn đời sống từ góc độ đời tư, phác họa những bức tranh sống động về số phận con người trong đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con người nếm trải, thường gặp nhiều vấn đề, thăng trầm, biến đổi trong cuộc sống,... Nam Bộ là một vùng đất non trẻ so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước nhưng tiểu thuyết viết về vùng đất này khá thịnh hành trong thời kì đầu của phong trào sáng tác văn học Nam Bộ. Một trong số đó là “Đất rừng phương Nam” - một tác phẩm được đông đảo độc giả biết đến và đón nhận, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và còn được dựng thành phim. Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” là tác phẩm đặc sắc viết về vùng đất và con người miệt vườn Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Pháp.
Trích đoạn “Đất rừng phương Nam” đã thuật lại hành trình An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” - đi lấy mật. Không gian được miêu tả là rừng tràm U Minh, vào một buổi sáng bình yên, trong vắt, mát lành. Buổi trưa ở đây tràn đầy ánh nắng, ngất ngây hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bay lên,... Đó là vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, đồng thời là sự sống đa dạng, phong phú của các loài sinh vật, mang đến sức hấp dẫn cho độc giả.
Những nhân vật trong trích đoạn cũng hiện lên sinh động. Tía nuôi của An - một người đàn ông với vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi của một người lao động từng trải, chất phác, can đảm. Từng lời nói và cách cư xử của ông đều thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương chân thực dành cho cậu con nuôi. Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi, bảo vệ, nâng niu đàn ong và hết mực trân trọng sự sống. Đó là nét đẹp của một người lao động dày dạn kinh nghiệm, yêu thiên nhiên; một người cha mạnh mẽ, nhân hậu và yêu thương con người. Cò - cậu bé hiện thân của núi rừng. Cuộc sống ở nơi rừng núi từ nhỏ giúp cậu có một cơ thể khỏe mạnh, tháo vát, dẻo dai, lại có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Trích đoạn đã để lại ấn tượng sâu đậm về những con người nơi đất rừng phương Nam vừa gần gũi, bình dị, vừa mạnh mẽ, phóng khoáng.
Về nghệ thuật, tác phẩm như những thước phim sống động về thiên nhiên đất rừng phương Nam. Những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, cảnh sắc như hiện ra sinh động trước mắt độc giả: “Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...” Trong tác phẩm, “tôi” là người dẫn truyện, ngôn ngữ dẫn truyện mang đậm chất Nam Bộ. Dù An là cậu bé xuất thân từ thành thị, nhưng hành trình lưu lạc khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã dạy cho cậu nhiều điều hay, An đã thực sự hòa nhập với vùng đất và con người miền sông nước với những ngôn ngữ và cả hành động đậm chất Nam Bộ.
Cùng với việc miêu tả thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống, Đoàn Giỏi đã thể hiện chân thực hình ảnh những con người Nam Bộ với những nét tính cách nổi bật: yêu lao động, yêu thiên nhiên, nhân hậu, tình nghĩa,... Tác phẩm là bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên và con người vùng sông nước, đồng thời cũng thể hiện rõ nét những đặc sắc nghệ thuật, ngòi bút tài năng của nhà văn. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của nước ta, được đông đảo bạn đọc đón nhận, yêu thích.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Đất rừng phương nam