Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 4 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 4
NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ
Câu 1: Văn bản thông tin tổng hợp là gì? Bản tin là gì? Có những kiểu bản tin gì?
Trả lời:
- Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. - Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp.
+ Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn. + Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.
- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. - Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm.
+ Chức năng: thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát thanh và đài truyền hình. + Chức năng: thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát thanh và đài truyền hình.
+ Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có thể thức riêng. + Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có thể thức riêng.
Câu 2: Em hãy nêu bố cục tác phẩm Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
1. Hoạt động thiết thực
2. Bề dày truyền thống
3. Chương trình giao lưu.
Câu 3: Trong văn bản “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống”, em thấy nhà hát có những bề dày truyền thống nào?
Trả lời:
- Trưng bày hơn 200 bức ảnh và nhiều hiện vật quý được các nghệ sĩ của các đoàn Cải lương trao tặng. - Trưng bày hơn 200 bức ảnh và nhiều hiện vật quý được các nghệ sĩ của các đoàn Cải lương trao tặng.
- Nổi bật là các kịch bản viết tay và đánh máy của một số vở diễn cùng các huy chương, nhạc cụ, ... - Nổi bật là các kịch bản viết tay và đánh máy của một số vở diễn cùng các huy chương, nhạc cụ, ...
- Bên ngoài trưng bày các tiểu cảnh, hiện vật, không gian tổ chức các chương trình giao lưu, kết nối nghệ sĩ – khán giả. - Bên ngoài trưng bày các tiểu cảnh, hiện vật, không gian tổ chức các chương trình giao lưu, kết nối nghệ sĩ – khán giả.
Câu 4: Em hãy trình bày mục đích viết, nội dung tóm tắt của tác phẩm Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Trả lời:
- a. Mục đích viết
- b. Nội dung
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất”
Trả lời:
- a. Nội dung
- b. Nghệ thuật
Câu 6: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên cung cấp thông tin gì?
Trả lời:
Văn bản trên cung cấp thông tin ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dân số già.
Câu 7: Nêu một số điểm khác biệt mà theo bạn là đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so với cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm..
Trả lời:
Bản tin: đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao . Khi đọc, người đọc sẽ là nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề
Văn bản thông tin tổng hợp : khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải
Câu 8: Em hãy phân tích vẻ đẹp ý nghĩa của từng câu hát
Trả lời:
- Tuy người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau nhưng những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. - Tuy người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau nhưng những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân.
- Qua làn điệu, câu hò là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người - Qua làn điệu, câu hò là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người Họ đưa vào đó những mong ước, khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm.
- Bao trùm bài thơ là âm thanh nhịp điệu những câu hát gợi nhắc vó ngựa Thánh Gióng qua thời gian - Bao trùm bài thơ là âm thanh nhịp điệu những câu hát gợi nhắc vó ngựa Thánh Gióng qua thời gian cùng với đó là lòng yêu quê hương, đất nước.
Câu 9: Hãy nêu lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Trả lời:
Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:
- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì. - Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.
- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết. - Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.
- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này - Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này
- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời - Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời
- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng. - Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
Câu 10: Việc sử dụng kết hợp các phương tiện trên giúp ích gì cho quá trình đọc và tiếp nhận thông tin từ văn bản?
Trả lời:
Việc sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho người độc dễ dàng nắm bắt thông tin, tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin
Câu 11: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nhằm biểu đạt thông tin?
Trả lời:
Tác dụng, hiệu quả: Thông tin chính xác, khách quan, sinh động về diễn tiến tình hình dịch bệnh…
Câu 12: Em hãy xác định bố cục của văn bản “Chợ Nổi – Nét văn hoá sông nước miền Tây ”
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Giới thiệu các chợ nổi - Phần 1: Giới thiệu các chợ nổi
- Phần 2: Cách rao bán của chợ nổi - Phần 2: Cách rao bán của chợ nổi
- Phần 3: Dư âm của chợ nổi - Phần 3: Dư âm của chợ nổi
Câu 13: Trình bày nội dung chính của văn bản Chợ Nổi _ Nét văn hoá sông nước miền Tây.
Trả lời:
Văn bản "Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây" là bài báo cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi một nét đẹp văn hóa thường gặp khi đến với đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Nổi là một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, những cách rao hàng và cảm xúc ở du khách khi đến thăm chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long. Văn bản cũng đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.
Câu 14: Trình bày nội dung chính của văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
Trả lời:
Văn bản "Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam" là một bài thuyết minh giới thiệu về tranh Đông Hồ, một trong những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc ở nước ta. Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho. Tranh Đông Hồ được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.
Câu 15: Theo đoạn trích, “bẹo hàng” có nghĩa là gì? Để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng” nào?
Trả lời:
Theo đoạn trích: “bẹo hàng” có nghĩa là rao hàng
Để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng”:
Sử dụng “cây bẹo” để treo các thứ hàng hoá lên cao, giúp khách nhìn thấy từ xa đến mua.
Sử dụng âm thanh của những chiếc kèn để “bẹo” hàng.
Câu 16: Em hãy chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Trả lời:
Nghệ thuật điệp cấu trúc cú pháp: "sao em", "sao anh", "sao chỉ thấy" thể hiện niềm tự hào của tác giả về câu hát lý ngựa ô.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, ẩn dụ, điệp từ; thể thơ tự do dạt dào xúc cảm, tác phẩm Lý ngựa ô ở hai vùng đất đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống của những điệu lý, điệu hò, ẩn sâu trong những câu hát đó là nét đẹp tâm hồn, là khát vọng của người dân. Họ đưa vào đó những mong ước, khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm, cùng với đó là lòng yêu quê hương, đất nước.
Câu 17: Em có nhận xét gì về đề tài, chất liệu giấy vẽ, màu sắc của tranh Đồng Hồ
Trả lời:
- Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ. - Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.
- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên. - Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... - Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ...
Sử dụng bốn gam màu chủ đạo.
Câu 18: Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
Trả lời:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn. - Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn.
Câu 19: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” và cho biết tác dụng của chúng.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
- Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được những bức tranh đẹp và sống động - Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được những bức tranh đẹp và sống động
- Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe. - Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe.
Câu 20: Theo em, có những lưu ý gì khi đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ
Trả lời:
+ Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ… + Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ…
+ Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ, + Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ,
+ Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin, + Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin,
+ Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức. + Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4 - Những di sản văn hóa