Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 9 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 9
KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn? Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Tác giả
Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) là một danh tiếng đời Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.
Trần Quốc Tuấn là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Sau khi lui về Vạn Kiếp ông mất năm 1300.
Ông được dân gian phong Thánh và lập đền thờ ở rất nhiều nơi
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Tác phẩm
Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tỳ tướng hịch văn được ông viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2.
Câu 2: Em hãy trình bày bố cục của văn bản Hịch tướng sĩ và nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục : 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu cho đến còn lưu tiếng tốt: Nếu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. + Phần 1: Từ đầu cho đến còn lưu tiếng tốt: Nếu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
+ Phần 2: Tiếp theo đến ta cũng vui lòng: + Phần 2: Tiếp theo đến ta cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
+ Phần 3: + Phần 3: tiếp đến không muốn vui vẻ phỏng có được không?: Phân tích phải trái làm rõ đúng sai
+ Phần 4: Còn lại : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. + Phần 4: Còn lại : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
Câu 3: Em hãy tóm tắt văn bản Hịch tướng sĩ bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Văn bản "Hịch tướng sĩ" là bài hịch là tiếng nói khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Trước tình hình địch mạnh, ta yếu, binh lính chủ quan không lo tập luyện, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch động viên tướng sĩ. Ông đưa ra những tấm gương lịch sử về lòng yêu nước, trung nghĩa từ xa xưa, vạch rõ tội ác của giặc, đồng thời bày tỏ nỗi căm phẫn khi chưa tiêu diệt được kẻ thù. Ngài còn nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, đồng thời phê phán những hành động sai của tướng sĩ, khẳng định những hành động đúng nên làm. Ngài kêu gọi tướng sĩ cần phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước
Câu 4: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện ra sao thông qua đoạn văn thứ 2? Đi kèm với đó là những biện pháp nghệ thuật gì để khắc hoạ nỗi lòng của ông.
Trả lời:
Tâm sự của vị chủ tướng
+ Trước những đau khổ lầm than cùng cực mà nhân dân phải gánh chịu người làm tướng cảm thấy vô cùng day dứt. + Trước những đau khổ lầm than cùng cực mà nhân dân phải gánh chịu người làm tướng cảm thấy vô cùng day dứt.
Ta thường tới bữa quên ăn
Nửa đêm vỗ gối
Ruột đau như cắt
Nước mắt đầm đìa
....
Nhịp văn dồn dập, ngắn gọn, ngôn ngữ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm lớn. Thể hiện sự sôi sục của vị tướng lĩnh.
Hàng loạt các thành ngữ mạnh được sử dụng “ Xả thịt lột da”, “nuốt gan uống máu”, “trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nhìn xác này gói trong da ngựa”.... Nghệ thuật phóng đại dùng điển cố thể hiện lòng yêu nước, sự căm thù giặc và tinh thần sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
Câu 5: Tác giả đã dùng lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc ra sao? Việc nhất tề chiến đấu sẽ mang đến cho ta những điều gì?
Trả lời:
Ở phần này tác giả đã thể hiện lời kêu gọi nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh
+ Học tập binh thư yếu lược + Học tập binh thư yếu lược
+ Vạch ra hai con đường sống – chết; vinh- nhục + Vạch ra hai con đường sống – chết; vinh- nhục
+ Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta + Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta
Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.
Việc nhất tề đồng lòng chiến đấu sẽ mang đến nhiều lợi ích:
+ Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ + Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ
+ Gia quyến ấm êm, vợ con bách niên giai lão + Gia quyến ấm êm, vợ con bách niên giai lão
+ Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng + Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng
+ Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm + Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm
Khích lệ động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ.
Câu 6: Vì sao "Hịch tướng sĩ" được xếp vào kiểu văn bản nghị luận?
Trả lời:
Vì văn bản có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ giàu sức thuyết phục.
Câu 7: Ranh giới bờ cõi nước ta đã được khẳng định như thế nào? Sự kết hợp câu đầu và câu thứ hai đã góp phần khẳng định điều gì về chân lí chủ quyền dân tộc?
Trả lời:
Câu thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.
Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà nó đã được ghi rõ ràng ở “thiên thư” (sách trời).
Thực tế không có “sách trời” nào nhưng nó mang tính biểu tượng thể hiện chân lý về quyền được sống của dân tộc.
Câu đề cùng câu thực là một sự hô biến có tác dụng khẳng định bờ cõi, truyền thống văn hiến dân tộc.
Chân lý hiển nhiên của dân tộc sông núi nước Nam là của vua Nam và là của người nước Nam.
Câu 8: Qua văn bản Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước em hiểu thêm gì về bài thơ Nam quốc sơn hà.
Trả lời:
Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Bài thơ thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.
Câu 9: Nhan đề Đất nước gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước
Câu 10: Em hãy tóm tắt nội dung chính của bài thơ Đất nước bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
Câu 11: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có điểm gì đặc sắc? Điều đó cho thấy điểm gì đặc biệt trong tâm hồn ở nhà thơ?
Trả lời:
- Tín hiệu mùa thu Hà Nội đã được tác giả nhắc đến trong bài - Tín hiệu mùa thu Hà Nội đã được tác giả nhắc đến trong bài
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Đây chính là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy thị vị mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng lại có nét gì đó thoáng buồn: Những buổi sáng mát trong gió thôi mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, những con phố dài xao xác lá vàng... Từ láy “xao xác” càng nhấn mạnh sự quạnh quẽ, đìu hiu của cảnh vật mùa thu. - Bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy thị vị mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng lại có nét gì đó thoáng buồn: Những buổi sáng mát trong gió thôi mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, những con phố dài xao xác lá vàng... Từ láy “xao xác” càng nhấn mạnh sự quạnh quẽ, đìu hiu của cảnh vật mùa thu.
Phải nhạy cảm biết bao nhiêu thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được sự dịch chuyển của mùa thu thông qua cái “Chớm lạnh” của trời đất Hà Nội.
- Hình ảnh con người bước ra từ bức tranh thu ấy: - Hình ảnh con người bước ra từ bức tranh thu ấy:
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Hình ảnh người ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Đầu không ngoảnh lại”.
Mùa thu Hà Nội đẹp đó nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải biệt ly Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương tủi nhục.
Câu 12: Bốn dòng thơ cuối bài thơ Đất nước tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới chúng ta?
Trả lời:
Bốn câu thơ cuối:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 13: Em hãy phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3. Nêu tác dụng của chúng trong việc tái hiện bức tranh đất nước trong "mùa thu nay". Nhân vật trữ tình đã bộc lộ cảm xúc gì trong khổ thơ này?
Trả lời:
Biện pháp tu từ nhân hóa -> Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng rao vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn ra sau ngày giải phóng.
Biện pháp điệp ngữ "chúng ta", từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
Câu 14: Khổ 1,2 trong bài thơ Đất nước: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
Trả lời:
Khổ 1,2 - Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".
Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: đó là hình ảnh người quyết tâm, dứt khoát ra đi nhưng những lưu luyến thì vấn ở lại, cho thấy được sự gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.
Câu 15: Em đã gặp phải lỗi dùng từ nào trong quá trình viết văn chưa hoặc đọc một bài văn, một câu chuyện cười về lỗi dùng từ? Hãy chia sẻ về lỗi em đã gặp đó.
Trả lời:
Trong một lần viết văn, em đã viết câu: “Bạn Mai đã rất chăm chỉ học hành, nhưng bạn ấy đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh”
Câu này mắc lỗi về mạch lạc và liên kết trong câu. Phải sửa thành: “ Bạn Mai đã rất chăm chỉ học hành nên bạn ấy đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh”
Câu 16: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản
Trả lời:
- Nhận biết lỗi - Nhận biết lỗi
Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.
- Khắc phục lỗi: - Khắc phục lỗi:
+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản. + Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản.
+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề. + Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề.
+ Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề. + Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề.
Câu 17: Nêu điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
Trả lời:
Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
Câu 18: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ được thể hiện thế nào?
Trả lời:
- Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ - Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ
- Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuất thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội - Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuất thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội
Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại
Câu 19: Vấn đề trọng tâm được đề cập ở văn bản Tôi có một ước mơ là gì?
Trả lời:
Vấn đề trọng tâm được đề cập trong văn bản Tôi có một ước mơ là niềm khao khát có được sự tự do, bình đẳng của người da đen với người da trắng được thể hiện rõ nét qua cụm từ “tôi có một ước mơ” được lặp đi lặp lại trong bài diễn văn.
Câu 20: Nhiều nhân vật lịch sử đã thể hiện niềm ước mơ về hạnh phúc cho nhân dân, bình yên cho đất nước trong những câu thơ, câu văn hoặc những lời phát biểu đầy tâm huyết. Bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể để chứng minh ý kiến trên.
Trả lời:
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là bài cáo nhằm bố cáo tới toàn thiên hạ rằng cuộc kháng chiến chống Minh của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, từ nay nước ta chấm dứt chiến tranh, bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, hứa hẹn sẽ đem đến một cuộc sống ấm lo cho nhân dân. Bài cáo không chỉ vạch ra tội ác của giặc Minh, khẳng định cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn mà còn thể hiện khát vọng, nỗi niềm mong muốn được độc lập, tự do cho nhân dân của một vị quan mang nặng tấm lòng vì dân, vì nước.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập