Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 1 Văn bản 2: Sự tích Hồ Gươm

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản 2: Sự tích Hồ Gươm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Bố cục văn bản?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến …Đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Đoạn 2 (Còn lại): Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc.

Câu 2: Truyền thuyết Hồ Gươm ra đời trong thời điểm nào?

Trả lời

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 3: Tóm tắt nội dung văn bản?

Trả lời

Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh. Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”. Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít. Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước. Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).

Câu 4: Thể loại của văn bản?

Trả lời

Truyền thuyết có yếu tố  lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

Câu 5: Ngôi kể chuyện của văn bản?

Trả lời

Ngôi kể thứ nhất

Câu 6: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời

- Giá trị nội dung: Tái hiện lại lịch sử vang bóng một thời của Vua Lê Lợi và sự tích ra đời của Hồ Gươm - một địa danh nổi tiếng của đất nước. Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc yêu nước,  quyết giành độc lập cho bờ cõi.

- Nghệ thuật tiêu biểu: sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

THÔNG HIỂU

Câu 7 : Trình bày sự xuất hiện “kì lạ” của thanh gươm?

Trả lời

Ở Thanh Hóa có người làn nghề đánh cá tên Thuận, một hôm đi thả lưới thì mắc vào một thanh sắt, đã bỏ lại xuống nước nhưng mấy lần sau vẫn vớt lên được thanh sắt ấy. Chàng ta sau đó nhận ra đó là một lưỡi gươm và đem về nhà. Tình cờ vua Lê Lợi một lần đến thăm thấy được thanh gươm liền biết nó là báu vật

Trong một lần vua bị giặc đuổi có qua một khu rừng, tình cờ thấy có vật sáng trên cây đa, lấy xuống thì đó là chuôi gươm

=> Vua tìm mỗi nơi một bộ phận của thanh gươm một cách rất tình cờ

Câu 8: Theo em, nghĩa của từ “Thuận Thiện” là gì?

 

Trả lời

Thuận: tuân theo, làm theo

Thiên: trời

=> Tuân theo ý trời, việc này đã do trời sắp đặt, người chỉ cần cậy vào và làm tin tưởng làm theo.

Câu 9: Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì ?

Trả lời

- Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp, từ vùng sông nước đến vùng rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược.

- Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì "vừa như in", thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc.

- Chữ "Thuận Thiên" trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

VẬN DỤNG

Câu 10: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn trong Sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.

- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.

- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi, giải phóng đất nước.

- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 11: Cảnh đòi gươm và trả gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm diễn ra khi nào và như thế nào?

Trả lời

- Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.

- Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nói tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đớp lấy lặn xuống nước. "Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh".

Câu 12: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Trả lời

- Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc. Và món vật linh thiêng không thể dễ dàng tìm thấy được mà phải trao cho người có đủ tài và đức vượt qua thử thách mới xứng đáng được nhận.

- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Câu 13: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm là gì

- Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

- Truyện đề cao, ca ngợi vai trò của Lê Lợi- người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Câu 14: Vì sao Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

Trả lời

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long bởi vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh của toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15:  Cảm nghĩ của em sau khi đọc tác phẩm sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay