Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu khái niệm của từ đơn và cho ví dụ?
Trả lời
- Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.
- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…
- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.
Câu 2: Nêu khái niệm của từ phức và cho ví dụ?
Trả lời
- Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.
- Đặc điểm của từ phức:
- Từ phức chính là từ ghép
- Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.
- Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…
- Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.
Câu 3: Nêu khái niệm từ láy và cho ví dụ?
Trả lời
- Khái niệm: Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
- Phân loại:
- Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.
- Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.
Câu 4: Nêu khái niện từ ghép và cho ví dụ?
Trả lời
- Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
- Phân loại: Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
-Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.
Câu 5: Thành ngữ là gì? Nêu ra một số thành ngữ mà em biết?
Trả lời
hành ngữ được xác định là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,...
Ví dụ: bụng làm dạ chịu, chuột sa chĩnh gạo, sức khỏe là vàng,...
THÔNG HIỂU
Câu 6: Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /
Hãy chia các từ trên thành hai loại:
- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ
- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ
Trả lời
Hai loại từ:
- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.
- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.
Câu 7: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành những nhận định sau:
tạo nên câu |
một tiếng |
hai hay nhiều tiếng |
có nghĩa |
Tiếng |
- _______cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm_______gọi là từ đơn, từ gồm gọi là từ phức.
- Từ nào cũng ________và dùng để _______
Trả lời
- Tiếngcấu tạo nên từ. Từ chỉ gồmmột tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
- Từ nào cũng có nghĩavà dùng để tạo nên câu.
Câu 8: Trong các từ sau đây từ nào là từ phức: gíup đỡ; có; chí; học sinh; tiên tiến; nhờ; bạn.
Trả lời
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
=> Vậy nên những từ là từ phức đó là: giúp đõ, học sinh, tiên tiến.
Câu 9: Trong các từ sau đây từ nào là từ đơn: hoa hồng; vở; nhớ; màu xanh; và; lại; hoàng tử
Trả lời
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
=> Vậy nên những từ là từ đơn đó là: vở, nhớ, và, lại
VẬN DỤNG
Câu 10: Cho đoạn văn sau:
Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan ra mát rượi . Vườn dừa là chỗ mấy đứa con trai, con gái trong xóm ra chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa .
(trích Vườn dừa của ngoại - Diệp Hồng Phương)
Hãy phân loại các từ in đậm thành từ đơn và từ ghép?
Trả lời
Từ đơn |
Từ phức |
|
Từ ghép |
Từ láy |
|
dừa, nắng, gió, mát, trong, xóm |
bà ngoại, vườn dừa, mương nước, tàu dừa, trái dừa, mát rượi, con trai, con gái, nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa |
mỏng mỏng, mềm mềm |
Câu 11: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Trả lời
- Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
- Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Câu 12:Tìm từ láy và từ ghéo trong các từ dưới đây?
- Những từ nào là từ láy: Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ, Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp
- Những từ nào không phải từ ghép: Chân thành, Chân thật, Chân tình, Thật thà, Thật sự, Thật tình
Trả lời
- a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,
- b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà
Câu 13: Xác định và giải thích nghĩa các thành ngữ trong câu sau đây:
- a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ".(Bùi Mạnh Nhị)
- b) Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
Trả lời
- Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến
- Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ.
Câu 14: Đặt một câu với các từ sau: chết như rạ, cầu đươc nước thất , mẹ tròn con vuông?
Trả lời
- Quân giặc bị Thánh Gióng đánh cho chết như ngả rạ.
- Em đã được điểm cao trong kì thi đúng là cầu được ước thấy.
- Dì em sinh em bé, hai mẹ con khỏe mạnh mẹ tròn con vuông.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (150 - 200 chữ) với chủ đề cảm nhân của em về lịch sử đất nước qua chuyện Sự thích Hồ Gươm và có sử dụng một thành ngữ ?
Trả lời
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù.. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.