Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 1 Văn bản 4: Bánh chưng, bánh giầy

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản 4: Bánh chưng, bánh giầy. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Nêu thể loại của tác phẩm?

Trả lời

Truyền thuyết - văn học dân gian kể về những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử gắn với những nhân vật có thật đã xuất hiện ở quá khứ mang nhiều yếu tố thần kỳ, nhằm giải thích một số phong tục, tập quán.

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm?

Trả lời

Lúc vua Hùng thứ 6 tuổi đã già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Câu 3: Bố cục của tác phẩm?

Trả lời

- Phần 1 (từ đầu đến “có Tiên vương chứng giám”): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

- Phần 2 (tiếp đó đến “nặn hình tròn”): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

- Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy

Câu 4: Giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta

Câu 5: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời

- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian

- Mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích dân gian

THÔNG HIỂU

Câu 6: Chuyện ra đời vào thời điểm lịch sử đời vua Hùng thứ bao nhiêu?

Trả lời

Chuyện kể vào  đời vua Hùng thứ 6

Câu 7: Bối cảnh lúc bấy giờ ra sao?

Trả lời

- Đời vua Hùng thứ 6, đất nước đã yên bình, nhiệm vụ mới là làm sao duy trì được cảnh thịnh trị, nhân dân ấm no.
- Vua Hùng tuổi cao sức yếu, cần một người tài giỏi nối ngôi.
- Vua nghĩ ra cuộc thi tài làm cỗ cúng, với dụng ý mà không ai đoán được.

Câu 8: Lang Liêu được giới thiệu là ai?

Trả lời

Con thứ 18 của Vua Hùng. Nhưng mẹ mất sớm, bị ghẻ lạnh, quanh năm với ruộng đồng, nhà không có gì ngoài khoai sắn, không giống như cuộc sống sung túc của các hoàng tử khác.

Câu 9: Phẩm chất của Lang Liêu như thế nào?

Trả lời

+ Sống giản dị, gần gũi với nhân dân, gắn bó với đồng ruộng, cần cù, chăm chỉ và biết quý trọng những thành quả lao động mình làm ra.
+ Biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ.
+ Được thần tiên giúp đỡ, thông minh, kiên nhẫn, cần cù tạo ra hai thứ bánh ngon và nhiều ý nghĩa dâng lên tổ tiên.

Câu 10: Đâu là yếu tố “kì ảo” xuất hiện trong truyện?

Trả lời

Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua

VẬN DỤNG

Câu 11: Hình tròn của bánh giầy và hình vuông của bánh trưng biểu tượng cho điều gì?

Trả lời

Ý nghĩa của hình tượng bánh giầy và bánh trưng được giải thích rằng:

+ Bánh giầy: có hình tròn tượng trưng cho Trời

+ Bánh trưng : có hình vuông tượng trưng cho Đất

=> Yêu tố Trời - Đất giao thoa, âm - dương hòa hợp sẽ đem lại sự thịnh vượng no đủ cho người dân. Xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng phồn thực của người dân ta từ đời trước.

Câu 12: Tại sao trong ngày lễ Tiên Vương dù mang những món ngon vật lạ nhưng các hoàng tử khác lại không được Vua Hùng xem trọng?

Trả lời

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang đủ thứ của ngon vật lạ banyd trên mân cỗ để dự thi. Những món này với vua đã gặp qua. Và năm nào ngày lễ cũng có. Những điều đó khiến cho vua thấy sự nhàn chán, chỉ mang hình thức bên ngoài và không mang được ý nghĩa sâu sắc hơn cho ngày lễ quan trong này.

Câu 13: Em có cảm nhận gì về ý nghĩa cánh trưng và bánh giầy trong ngày tết cổ truyền ở Việt Nam?

Trả lời

Mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, mọi người làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Thể hiện sự tưởng nhớ tổ tiên và lưu truyền văn hóa từ ngàn đời xưa.

Câu 14: Chi tiết nào thể hiện dấu tích lịch sử và được cộng đồng tôn thờ, truyền tụng đến ngày nay?

Trả lời

Dấu tích để lại là ở việc lưu truyền và gìn giữ bản sắc dân tộc: mỗi năm khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn 150 - 200 chữ nói về cảm nhận của em sau khi đọc xong tác phẩm bánh chưng bánh giầy?

Trả lời

Ở Việt Nam, từ ngàn xưa đã có phong tục gói bánh và cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước. Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín. Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, từ hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa về một phong tục tập quán vô cùng ý nghĩa trong ngày tết của chúng ta.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay