Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 3 Văn bản 4: Hoa bìm

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3 Văn bản 4: Hoa bìm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL HOA BÌM

NHẬN BIẾT 

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đức Mậu?

 Trả lời

-  Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948 tại Nam Ninh, Nam Hà. Các bút danh ông dùng Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh. 

- Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. 

- Sau chiến tranh, ông làm biên tập viên rồi đi học Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa I; sau đó làm Trưởng ban Thơ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội đồng Thơ-Hội Nhà văn Việt Nam.

- Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ. Với những sáng tác mang dấu ấn riêng về chiến tranh với những người lính và những kỷ niệm về quê hương suốt một thời đánh giặc, Nguyễn Đức Mậu đã xác định được vị trí của mình trên thi đàn, từ người lính làm thơ trở thành nhà thơ khoác áo lính.

Câu 2: Tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu khác của tác giả?

 Trả lời

- Tác phẩm chính: Thơ người ra trận(thơ in chung – 1975), Cây xanh đất lửa(thơ – 1973), Áo trận (thơ – 1976), Mưa trong rừng cháy (thơ – 1976), Trường ca sư đoàn(thơ – 1980), Hoa đỏ nguồn sông (thơ – 1987), Từ hạ vào thu (thơ – 1992), Bão và sau bão (thơ – 1994), Cánh rừng nhiều đom đóm bay (thơ – 1998),Con đường rừng không quên(truyện ngắn – 1984), Tướng và lính(tiểu thuyết – 1990),Chí Phèo mất tích (tiểu thuyết – 1993), Người đi tìm chân trời (truyện thơ thiếu nhi – 1982),Ở phía rừng Lào (truyện ngắn thiếu nhi – 1984). 

Câu 3: Thể loại của bài thơ?

 Trả lời

Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

Câu 4: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

 Trả lời

Bài thơ được trích từ tập Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, năm 2007.

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt?

 Trả lời

Biểu cảm

Câu 6: Nêu bố cục của văn bản?

 Trả lời

- Phần 1 (Từ đầu đến ...kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên.

- Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu.

Câu 7: Tìm hiểu và giải thích một số từ ngữ sau: Hoa bìm. Chuồn ót, lơ ngơ?

 Trả lời

- Hoa bìm: là dạng cây leo, hoa hình phễu màu trắng hoăc màu tím thường mọc tự nhiên leo bờ rào

- Chuồn ớt: con chuồn chuồn có màu đỏ

- Lơ ngơ: chưa hiểu điều gì đang xảy ra, có dáng vẻ không linh hoạt

THÔNG HIỂU

Câu 8: Nêu giá trị nội dung của bài ?

 Trả lời

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

Câu 9: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

 Trả lời

- Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.

- Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.

Câu 10: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả nhưu thế nào trong bài thơ?

 Trả lời

- Màu tim tím, rung rinh của bờ giậu hoa bìm gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh thiên nhiên:

+ Con chuồn ớt lơ ngơ, bắt nắng, đậu hờ,…

+ Cành hồng trĩu sai rụng một vài tiếng chim.

+ Con mắt lá lim dim, cánh diều thả nổi chìm trên mây.

+ Bến quê nước đục sông gầy có thuyền giấy chở mộng mơ.

+ Cánh bèo con nhện giăng tơ, cào cào đậu tàn sen tránh nắng.

Câi 11: Những ân thanh gì xuất hiện trong bài thơ?

 Trả lời

+ Dế mèn tiếng ri ri, đom đóm thắp đèn.

+ Con quốc kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa.

VẬN DỤNG

Câu 12: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

 Trả lời

Đó là một sự hòa trộn màu sắc với âm thanh, các hoạt động, sử dụng điệp từ có và các biện pháp hoán dụ, ẩn dụ,… tạo nên khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi đẹp.

Câu 13: Tình cảm của nhân vật trữ tình được miêu tả như thế nào?

 Trả lời

- Câu hỏi tu từ Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…? → Nỗi nhớ quê hương da diết trước bao sự đổi thay.

Câu 14: Đâu là hình ảnh mà em ấn tượng nhất ? Vì sao?

 Trả lời

Em ấn tượng nhất với hình ảnh “giậu hoa bìm” - là hình ảnh mở đầu, có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Điều thú vị ở đây là tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai... mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôm.

VẬN DỤNG

Câu 15: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ?

 Trả lời

Nhà Thơ Nguyễn Đức Mậu là một nhà thơ có hồn thơ mang đậm hơi thở của đồng quê. Với chất liệu là những hình ảnh dân dã, mộc mạc của vùng nông thôn nước ta trong quá khứ. Ông đã sử dụng thể thơ lục bát, để dệt tất cả lại thành một tác phẩm thơ chạm đến trái tim người đọc. Đến với Hoa Bìm, người đọc được sống lại những kỉ ức tuổi thơ đang nằm trôi trong dòng sông kí ức. Ở đó có những khu vườn xanh tốt, có chú chuồn chuồn ớt, có con nhện giăng tơ, có anh cào cào, dế mèn, đom đóm. Những con vật nhỏ bé ấy từng là cả một kho tàng đồ chơi đến từ thiên nhiên thú vị, làm say đắm bao đứa trẻ. Chúng nằm lẫn trong sắc xanh của cỏ cây, sắc tím của hoa bìm, sắc đỏ cam của hồng chín. Những gam màu ấy tô điểm cho tuổi thơ mộc mạc thêm phần rực rỡ. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã giúp em có một trải nghiệm tuyệt vời khi đắm mình vào bầu không xưa cũ ấy. Em như thực sự được sống cùng với tuổi thơ của ông bà, cha mẹ mình. Chính những cảm xúc ngỡ ngàng, yêu thích, quyến luyến và tiếc nuối về một thời đã qua ấy, khiến em yêu mến và trân trọng những vần thơ của Hoa Bìm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay