Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 2 Văn bản 2: Em bé thông minh

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2 Văn bản 2: Em bé thông minh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL: EM BÉ THÔNG MINH

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tóm tắt tác phẩm?

Trả lời

Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

Câu 2: Bố cục văn bản ?

Trả lời

- Phần 1: Từ đầu đến “đề cao trí tuệ của nhân dân”: Mở bài giới thiệu ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách.

- Phần 2: Tiếp đến “sứ giả láng giềng”: Phân tích sự thông minh của em bé khi vượt qua bốn lần thử thách

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả

Câu 3: Phương thức biểu đạt?

Trả lời

- Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 4: Ngôi kể cuả văn bản Cậu bé thông minh?

Trả lời

- Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất

Câu 5 Giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời

Truyện đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân. Ca ngợi và khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt.

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời

Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Xây dựng tiếng cười hài hước vui vẻ bằng ngôn ngữ dân gian, giản dị.

THÔNG HIỂU

Câu 7: Bối cảnh mở đầu câu chuyên được diễn ra như thế nào?

Trả lời

 

Bối cảnh: có một vị vua sai một viên quan đi dò la khắp được tìm người tài giỏi. Viên quan đã đi nhiều nơi, đi đến đâu những ra mấy câu đố oái oăn để hỏi mọi người. Đã mất công tìm kiếm nhiều hơi nhưng chưa thấy ai thật sự lỗi lạc

Câu 8: Sự việc nào dẫn đến việc quan có cuộc gặp gỡ với cậu bé?

Trả lời

Khi vị quan đi đến một cánh đồng và đưa ra một câu hỏi oái oăm giành cho cha cậu bé khi đang cày : “Này, lão kia! Trâu của lão càng một ngày được mấy đường” và cậu bé đã xuất hiện giải đáp câu trả lời ấy giúp cha mình.

VẬN DỤNG

Câu 9: Thử thách đầu tiên là gì?

Trả lời

Thử thách đầu tiên đến từ một viên quan, em bé nghe được và trả lời thay cha của mình. Câu hỏi của viên quan: “Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày?”. Em bé đã trả lời: “Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Có thể thấy, em bé đã sử dụng cách “gậy ông đập lưng ông” - đặt ra một câu hỏi hóc búa tương tự cho viên quan. Cách trả lời của em bé đến từ việc vận dụng trí tuệ dân gian.

Câu 10: Thử thách thứ hai cậu bé gặp phải là gì? Cách giải quyết của cậu ra sao?

Trả lời

Thử thách tiếp theo được đặt ra bởi nhà vua. Nhà vua sai ban cho dân làng của cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu là nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Người dân trong làng đều cảm thấy lo lắng, không biết giải quyết thế nào. Trước hoàn cảnh đó, em bé vẫn bình tĩnh. Em nói với cha hãy bảo dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp lên để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng. Đến hoàng cung, em bé khóc lóc ầm ĩ khiến nhà vua phải cho người gọi vào. Em bé đã đưa ra câu chuyện cha không thể đẻ em bé để thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con. Giải câu đó khiến cho vua rất hài lòng.

Câu 11: Thử thách thứ ba cậu bé gặp phải là gì? Cách giải quyết của cậu ra sao?

Trả lời

Lần thứ ba, câu đố tiếp tục được đặt ra bởi nhà vua. Lần này, câu đố còn oái oăm hơn vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Em bé tiếp tục vận dụng trí thức dân gian và giải bằng cách: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Vua và quần thần đều chịu em bé là thông minh.

Câu 12: Thử thách thứ tư cậu bé gặp phải là gì? Cách giải quyết của cậu ra sao?

Trả lời

Thử thách cuối cùng được đặt ra cũng là thử thách khó khăn nhất. Câu đố được đặt ra bởi sứ thần của nước láng giềng. Hoàn cảnh lúc bấy giờ, nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Câu đố khiến cho các bậc quan trong triều đều lắc đầu bó tay. Nhà vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của em bé. Ở đây, vì còn bé nên không tiện xuất hiện cậu bé đã dùng một bài vè dân gian để mách nước cho triều đình. Từ đó thành công giải câu đố của sứ giả.

Câu 13: Qua những thử thách trên em có nhận xét gì về cậu bé?

Trả lời

 Qua các thử thách, em bé trong truyện bộc lộ tính cách thông minh, bản lĩnh. Lời giải đố của nhân vật này dựa vào kiến thức từ đời sống. Qua đó, tác giả dân gian muốn khẳng định rằng những kiến thức đến từ thực tế sẽ giúp chúng ta có được kinh nghiệm để giải quyết những tình huống mà trong sách vở không có.

VẬN DỤNG CAO

Câu 14. Tưởng tượng và viết tiếp một đoạn kết khác khi cậu bé này lớn lên?

Trả lời

Cậu bé thông tin lớn lên trong ngôi làng nhỏ bình yên của mình. Đến khi lớn tham gia thi trạng nguyên và đỗ đầu bảng. Đem lại vinh quanh cho làng que mình. Đồng thời là cánh tay đắc lực của vua. Chuyên đại diện cho đất nước làm sứ giả đi tham các quốc gia láng giềng và mang những hoạt động sản xuất mới, vật phẩm mới về đất nước. Giúp cho người dân buôn bán phát đạt , đất nước yên bình.

Câu 15: Quan đây em học đuọc bài học gì từ cậu bé, viết một đoạn văn 160 - 200 từ nêu cảm nhận của em?

Trả lời

Với chuyện “Em bé thông minh” mà tác giả dân gian thể hiện cũng thật hay và ý nghĩa. Trí thông minh của chú bé càng ngày càng được bộc lộ ở mức độ cao hơn. Cuộc đấu trí của chú bé xoay quanh những chuyện bình thường như đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng. Chú bé trở thành người được nhà vua tin dùng trong quá trình trị vì đất nước. Truyện đề cao trí thông minh của người lao động. Trí thông minh của chú bé không thể hiện qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử mà qua thực tế cuộc sống hàng ngày. Chú bé tiêu biểu cho trí tuệ dân gian được đúc kết từ đời sống và luôn luôn được vận dụng trong thực tế. Truyện còn mang ý nghĩa hài hước thâm thúy. Cách giải các câu đố của chú bé đều thông minh, hóm hỉnh, tạo ra những tình huống bất ngờ thú vị, đem lại tiếng cười vui vẻ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay